Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu một số giá thể hữu cơ thay thế cát biển trong canh tác cây hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại trồng trên một số giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong sản xuất hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ theo công thức 30% phân chuồng hoai + 20% than sinh học + 30% cát biển + 20% bánh dầu đậu phộng (Công thức 3) cho kết quả tốt ở các khía cạnh: khả năng sinh trưởng và phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIÁ THỂ HỮU CƠ THAY THẾ CÁT BIỂN TRONG CANH TÁC CÂY HÀNH TÍM TẠI XÃ BÌNH HẢI, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Nguyễn Văn Đức*, Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Thị Vân, Châu Võ Trung Thông Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế *Liên hệ email: nguyenvanduc@huaf.edu.vn TÓM TẮT Hành tím được xem là một trong những đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi, tập trung chủ yếu ở xã ven biển Bình Hải, huyện Bình Sơn với diện tích 180 ha. Tập quán hiện nay của người dân địa phương là trồng hành tím trên giá thể cát biển phủ đất. Tập quán này làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát biển, gây tác động xấu đến môi trường. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại trồng trên một số giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong sản xuất hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ theo công thức 30% phân chuồng hoai + 20% than sinh học + 30% cát biển + 20% bánh dầu đậu phộng (Công thức 3) cho kết quả tốt ở các khía cạnh: khả năng sinh trưởng và phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất. Từ khóa: Hành tím, giá thể hữu cơ, thay thế cát biển, canh tác hành tím. Nhận bài: 11/08/2018 Hoàn thành phản biện: 15/09/2018 Chấp nhận đăng: 30/09/2018 1. MỞ ĐẦU Hành tím còn có tên là đại thông, thông bạch, là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae, tên khoa học là Allium ascalonicum, bắt nguồn từ chữ Ascalon - tên của một thị trấn ở miền nam Palestin, nơi mà các nhà khoa học cho là nguồn gốc xuất xứ của giống hành này (Kin Chung Woo và Sa Tong Min, 2002). Ở nước ta, hành tím được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửa Long, nhất là huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, Quảng Ngãi và vùng ngoại thành Hà Nội cũng sản xuất lượng hành tím khá lớn. Hành cũng được trồng khắp nơi trên cả nước, thường dùng để làm gia vị, đồng thời để làm thuốc. Còn được trồng ở nhiều nước khác ở châu Á và châu Âu.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN