Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ của tăng trưởng và tính minh bạch trong khu vực công

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu này tập trung đánh giá mối quan hệ giữa tính minh bạch của khu vực công với tăng trưởng của các quốc gia, sử dụng bộ số liệu Đánh giá về thể chế và chính sách quốc gia (CPIA) của Ngân hàng Thế giới năm 2012. Kết quả cho thấy, có mối quan hệ giữa chất lượng của bộ máy hành chính và tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tham nhũng trong khu vực công tới tăng trưởng GDP. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 12-20 Mối quan hệ của tăng trưởng và tính minh bạch trong khu vực công Lương Thị Ngọc Hà* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa khu vực công với tăng trưởng. Tuy nhiên, không có sự thống nhất trong kết quả nghiên cứu về tác động của khu vực công tới tăng trưởng, đặc biệt là các khía cạnh khác nhau của khu vực công, như: quy mô, mức độ phân cấp, tính minh bạch. Nghiên cứu này tập trung đánh giá mối quan hệ giữa tính minh bạch của khu vực công với tăng trưởng của các quốc gia, sử dụng bộ số liệu Đánh giá về thể chế và chính sách quốc gia (CPIA) của Ngân hàng Thế giới năm 2012. Kết quả cho thấy, có mối quan hệ giữa chất lượng của bộ máy hành chính và tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tham nhũng trong khu vực công tới tăng trưởng GDP. Tác động của việc nâng cao chất lượng bộ máy hành chính tới tăng trưởng GDP là tích cực giống như trong nhiều nghiên cứu trước đây. Ngược lại, chỉ số tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tham nhũng lại có tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP. Nhận ngày 12 tháng 84 năm 2016, Chỉnh sửa ngày 4 tháng 12 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 12 năm 2016 Từ khóa: Khu vực công, tăng trưởng, tính minh bạch. 1. Đặt vấn đề * khoản chi tiêu không hợp lý, đầu tư kém hiệu quả và những tác động xấu tới môi trường kinh doanh, hoạt động của khu vực tư nhân Nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo đời sống cho người dân, các quốc gia đều hướng tới việc hoàn thiện khu vực công, cụ thể là hạn chế những thất bại của khu vực này thông qua việc đẩy mạnh công khai, minh bạch thông tin, tăng cường trách nhiệm giải trình của bộ máy hành chính và thúc đẩy vai trò giám sát của các tổ chức xã hội dân sự. Nâng cao chất lượng quản trị của khu vực công và tính minh bạch của khu vực này được cho là có tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế