Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu đóng rắn chất thải phóng xạ dạng lỏng của nhà máy điện hạt nhân bằng phương pháp xi măng hóa
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đóng rắn các chất thải phóng xạ (CTPX) dạng lỏng đậm đặc của nhà máy điện hạt nhân bằng phương pháp xi măng hóa là một công nghệ đơn giản, có hiệu quả và được áp dụng phổ biến tại nhiều nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Trong nghiên cứu này, đã sử dụng xi măng Hoàng Thạch PC 30, có bổ sung Al2O3, SiO2 và Fe2O3 theo tỷ lệ nhất định, để tạo ra loại xi măng đặc biệt dùng cho đóng rắn CTPX. nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 400-406 Nghiên cứu đóng rắn chất thải phóng xạ dạng lỏng của nhà máy điện hạt nhân bằng phương pháp xi măng hóa Nguyễn Bá Tiến1,*, Đoàn Thu Hiền1, Đỗ Thu Hà2, Trần Văn Quy2 1 Viện Công nghệ Xạ hiếm, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, 48 Láng Hạ, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Đóng rắn các chất thải phóng xạ (CTPX) dạng lỏng đậm đặc của nhà máy điện hạt nhân bằng phương pháp xi măng hóa là một công nghệ đơn giản, có hiệu quả và được áp dụng phổ biến tại nhiều nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Trong nghiên cứu này, đã sử dụng xi măng Hoàng Thạch PC 30, có bổ sung Al2O3, SiO2 và Fe2O3 theo tỷ lệ nhất định, để tạo ra loại xi măng đặc biệt dùng cho đóng rắn CTPX. Các ảnh hưởng của tỷ lệ chất thải/xi măng, thành phần của chất thải, tỷ lệ của các chất phụ gia tro bay, bentonit tới độ bền nén (I) và chỉ số rò rỉ phóng xạ (L) của khối chất thải sau khi được đóng rắn đã được đưa ra trong bài báo này. Kết quả cho thấy, khi bổ sung khoảng (% khối lượng): 6 - 10 SiO2, 2 - 3 Al2O3 và 1 Fe2O3 vào xi măng Hoàng Thạch PC 30 (HT), đã tạo được các loại xi măng đặc biệt (HT1 và HT2) có khả năng đóng rắn CTPX từ mẫu giả định, được pha chế theo một số thông số, gần với chất thải đã cô đặc trong thực tế. Trên cơ sở các chỉ số I và L cho thấy, HT1 có khả năng đóng rắn tốt nhất. Khi phối trộn theo tỷ lệ khối lượng chất thải/HT1 trong khoảng từ 4/10 - 6/10, đã thu được sản phẩm sau khi xi măng hóa thỏa mãn các tiêu chuẩn I > 5 MPa và L > 6. Việc cho thêm các chất phụ gia như tro bay nhà máy nhiệt điện hoặc bentonit, với tỷ lệ từ 10 - 15 (% khối lượng) vào HT1, làm tăng các thông số I và L của sản phẩm xi măng hóa. Từ khóa: Chất thải phóng xạ, xi măng hóa, bentonit, tro bay. 1. Đặt vấn đề* Tại các nước có NM ĐHN, người ta .