Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển tư duy về số và định lượng cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tìm hiểu về thực trạng mức độ tư duy về số và định lượng của trẻ cũng như thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển tư duy về số và định lượng cho trẻ mẫu giáo lớn ở hai trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế: Mầm non Phú Hội và Mầm non Vỹ Dạ. Từ đó tìm ra các nguyên nhân và biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tư duy về số và định lượng cho trẻ 5-6 tuổi. | THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY VỀ SỐ VÀ ĐỊNH LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ HOÀNG THỊ DIỄM PHƯƠNG Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: dphuongsp0605@gmail.com Tóm tắt: Phát triển tư duy về số và định lượng cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề quan trọng của giáo dục Mầm non. Bài báo tìm hiểu về thực trạng mức độ tư duy về số và định lượng của trẻ cũng như thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển tư duy về số và định lượng cho trẻ mẫu giáo lớn ở hai trường Mầm non trên địa bàn thành phố Huế: Mầm non Phú Hội và Mầm non Vỹ Dạ. Từ đó tìm ra các nguyên nhân và biện pháp thích hợp nhằm phát nâng cao hiệu quả tư duy về số và định lượng cho trẻ 5-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tư duy về số và định lượng của trẻ còn thấp, thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp phát triển tư duy về số và định lượng ở hai trường Mầm non trên địa bàn thành phố Huế chưa cao. Từ khóa: phát triển tư duy về số và định lượng, biện pháp phát triển tư duy về số cho trẻ, trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) 1. GIỚI THIỆU Trẻ nhỏ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của các sự vật, hiện tượng đa dạng. Ngay từ nhỏ, trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với các đồ vật, màu sắc, tập hợp, kích thước và số lượng phong phú xung quanh mình. Trong quá trình thao tác với các tập hợp, trẻ bắt đầu hình thành biểu tượng về số nhiều không xác định các đối tượng, sau đó là biểu tượng về một nhóm đối tượng trọn vẹn, trẻ nhận biết số lượng các nhóm đối tượng và phản ánh chúng bằng các từ: một, nhiều (2004, [4]). Theo thời gian, biểu tượng về số và định lượng của trẻ được mở rộng và phát triển, trẻ càng có nhu cầu xác định chính xác số lượng các nhóm đối tượng, tuy nhiên trình độ đếm của trẻ rất khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi và sự tác động dạy học của người lớn. Mặt khác, phát triển tư duy là một mức độ cao của phát triển nhận thức, nhận thức là một mặt quan trọng trong 5 mặt phát triển, cho nên phát triển tư duy