Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguy cơ sâu răng của một số học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích nguy cơ sâu răng ở nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm hoàn toàn không sâu răng) tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011. đề tài qua bài viết này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học NGUY CƠ SÂU RĂNG CỦA MỘT SỐ HỌC SINH 9-10 TUỔI CÓ SÂU RĂNG CAO TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Huỳnh Anh*, Hoàng Trọng Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích nguy cơ sâu răng ở nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm hoàn toàn không sâu răng) tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 149 học sinh được khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí WHO biến đổi (bao gồm cả sang thương sâu răng chưa tạo lỗ) được chia thành 2 nhóm: 52 học sinh không sâu răng vĩnh viễn (hoặc chỉ có tối đa 1 răng sữa sâu) và 97 học sinh có sâu răng cao. Các chỉ tố và yếu tố nguy cơ sâu răng được thu thập ngay tại trường học và bảng câu hỏi gởi đến phụ huynh của những học sinh trong mẫu nghiên cứu. Các đặc điểm nước bọt như pH mảng bám, độ nhớt nước bọt, pH nước bọt không kích thích và có kích thích, lưu lượng, khả năng đệm của nước bọt được thu thập bằng bộ thử nghiệm mảng bám Plaque-check + pH và bộ thử nghiệm nước bọt Saliva-Check Buffer. Hàm lượng vi khuẩn Streptococcus mutans và Lactobacilli được đánh giá bằng bộ test CRT® Bacteria.Tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ được ghi nhận bằng chỉ số OHI-S bởi 3 điều tra viên đã được chuẩn hoá. Ngoài ra, các đặc điểm kinh tế xã hội như học vấn, thu nhập của cha mẹ học sinh và các yếu tố thói quen như chế độ ăn có đường, axít, số lần chải răng và sử dụng fluor được ghi nhận thông qua bảng câu hỏi. Kiểm định 2, thống kê OR và phân tích hồi quy logistic được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: Phân tích từng phần cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % học sinh có pH nước bọt không kích thích từ 5,0-6,6; pH nước bọt kích thích 5,0-6,6; số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml và chế độ ăn có đường ≥ 3 lần/ngày giữa nhóm học sinh có sâu răng cao và không sâu răng. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy logic cho thấy pH nước bọt kích thích 5,0-6,6 (p=0,037) và số lượng