Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu lựa chọn và xác định một số thành phần trong cao phân đoạn có hoạt tính kháng oxi hoá từ cây thường xuân

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết đi sâu nghiên lựa chọn và xác định một số thành phần trong cao phân đoạn có hoạt tính kháng oxi hoá từ cây thường xuân, từ đó đề xuất quy trình chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao phân đoạn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN TRONG CAO PHÂN ĐOẠN CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HOÁ TỪ CÂY THƯỜNG XUÂN (HEDERA HÉLIX LINNÉ) Nguyễn Thị Thu Hường, Trần Thị Văn Thi* Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Huế * Email: tranthivanthi@gmail.com TÓM TẮT Cao phân đoạn có hoạt tính kháng oxi hoá tốt nhất từ cây thường xuân (Hedera Hélix Linnné) đã được khảo sát và lựa chọn. Từ đó, đề xuất quy trình chiết xuất cao phân đoạn và xác định một số thành phần hóa học của cao phân đoạn này. Kết quả cho thấy, 2 cấu tử gồm: Hederasaponin C, có cấu tạo hederagenin 3–O–[α–L–rhamnopyranosyl–(1→2)–α– L–arabinopyranoside], 28–O–[α–L–rhamnopyranosyl-(1→4)–β–D–glucopyranosyl– (1→6) –β–D–glucopyranoside] và Hederasaponin D, có cấu tạo hederagenin 3–O–α–L– arabinopyranoside, 28–O–[α–L–rhamnopyranosyl–(1→4)–β–D–glucopyranosyl– (1→6)– β–D–glucopyranoside] thuộc nhóm saponin triterpen là thành phần chính trong cao phân đoạn: Hederasaponin C chiếm 65,4% và Hederasaponin D chiếm 5,6%. Đây cũng là hai cấu tử đóng góp chính vào lực kháng oxi hóa tổng của cao phân đoạn này và đặc biệt là, có lực kháng oxi hóa tổng cao hơn cả chất chuẩn acid gallic. Từ khóa: Cao phân đoạn, Hedera helix Linné, lực kháng oxi hoá tổng, thường xuân. 1. MỞ ĐẦU Cây thường xuân hiện đang được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt có nhiều ở miền Trung, Tây Nguyên. Đây là loài cây xanh tốt quanh năm, có sức sống mãnh liệt. Theo chuyên khảo của Hội đồng Khoa học châu Âu về liệu pháp điều trị từ dược liệu - Phytotherapy (ESCOP), thường xuân dùng để điều trị những triệu chứng của bệnh ho, đặc biệt là khi kèm theo sự tăng tiết đờm và sử dụng như liệu pháp hỗ trợ trong bệnh viêm phế quản. Bên cạnh đó, lá thường xuân còn có các tác dụng kháng nấm Candida albicans, kháng khuẩn Staphylococus aureus, trị giun sán, ức chế động vật nguyên sinh Amip và Trichomonas Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý cho thấy dịch .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN