Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số trao đổi xung quanh khái niệm nông dân - xu thế nông dân trong thời đại mới
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việt Nam là đất nước có một nền nông nghiệp truyền thống lâu đời với hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Vì thế, dù ờ thời kỳ nào, người nông dân, nông thôn và kinh tế nông nghiệp cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Nông dân, nông nghiệp, nông thôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong bài viết này chúng tôi muốn điểm qua khái niệm về nông dân của một số học giả và sự phát triển – xu thế nông dân Việt nam trong thời đại mới. | NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI MỘT SỐ TRAO ĐỔI XUNG QUANH KHÁI NIỆM NÔNG DÂN - XU THẾ NÔNG DÂN TRONG THỜI ĐẠI MỚI NCS Nguyễn Thị Thu Thoa Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là đất nước có một nền nông nghiệp truyền thống lâu đời với hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Vì thế, dù ờ thời kỳ nào, người nông dân, nông thôn và kinh tế nông nghiệp cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Nông dân, nông nghiệp, nông thôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong bài viết này chúng tôi muốn điểm qua khái niệm về nông dân của một số học giả và sự phát triển – xu thế nông dân Việt nam trong thời đại mới. 1. NHỮNG KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG DÂN Các nhà nghiên cứu về nông thôn và nông dân trên thế giới vào đầu thập niên 1950 đã đưa ra một sự phân biệt quan trọng giữa ba khái niệm: người sơ khai (primitive), người nông dân (peasant), nhà nông hay nông gia (farmer). Trong tác phẩm “các cuộc chiến tranh nông dân thế kỷ XX” Eric Wolf đã viết về Việt Nam, và ông phân tích kinh tế nông dân như là cội nguồn của các phong trào xã hội và các cuộc chiến tranh nổi dậy. Robert Redfield và Eric Wolf, cho rằng “người sơ khai” là người sống hoàn toàn tự cấp tự túc trong những cộng đồng biệt lập với thế giới bên ngoài; còn “nông dân” là những người tuy có sản xuất hàng hóa nhưng chưa thoát hẳn ra khỏi tình trạng tự cấp tự túc và sống trong những cộng đồng nông thôn có mối liên hệ với thành thị; cuối cùng “nhà nông hay nông gia” là những người có mức độ sản xuất hàng hóa cao theo nhu cầu của thị trường, coi ruộng đất là hàng hóa, biết tái đầu tư vào nông nghiệp, và không còn sống phụ thuộc vào một cộng đồng địa phương [1]. Nông nghiệp và kinh tế tự cung cấp là yếu tố cơ bản khi thao tác hóa khái niệm nông dân. Cấu trúc xã hội thay đổi, người nông dân có những hoạt động phi nông nghiệp, nông dân phải là người sản xuất nông nghiệp. Robert Redfield cho rằng nông dân là người coi “nông nghiệp như một .