Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực; phân tích thực trạng nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian qua; đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian đến. | i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ HỒNG GIANG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 ii Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Hồng Lê Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hoà Phản biện 2: TS. Nguyễn Hữu Dũng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Song, trên thực tế vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, phường, thị trấn đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn nói riêng, đủ phẩm chất và năng lực đảm đương nhiệm vụ, khắc phục những hạn chế, yếu kém ở các xã, thị trấn của huyện Quảng Ninh là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực. - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực hành chính cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính .