Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vận dụng lý thuyết xã hội học khi nghiên cứu về ruộng đất và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Vấn đề ruộng đất được các nhà khoa học chú trọng và nghiên cứu rất sớm. Hình thức đầu tiên của các xã hội nông nghiệp là các công xã Phương Đông đó chính là sở hữu tập thể về ruộng đất. Nền sản xuất chưa phát triển, cư dân sinh sống chủ yếu bằng bản năng, mối quan hệ trong xã hội được quyết định bởi yếu tố gia đình. Tất cả các nhà khoa học đều tiếp cận về vấn đề ruộng đất ở nhiều khía cạnh khác nhau và việc vận dụng các lý thuyết xã hội học đều chứng minh vấn đê. | TRAO ĐỔI – NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC KHI NGHIÊN CỨU VỀ RUỘNG ĐẤT VÀ NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ThS. Nguyễn Thị Hà(1), NCS. Nguyễn Thị Thu Thoa(2) (1) Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, (2)Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM TÓM TẮT Vấn đề ruộng đất được các nhà khoa học chú trọng và nghiên cứu rất sớm. Hình thức đầu tiên của các xã hội nông nghiệp là các công xã Phương Đông đó chính là sở hữu tập thể về ruộng đất. Nền sản xuất chưa phát triển, cư dân sinh sống chủ yếu bằng bản năng, mối quan hệ trong xã hội được quyết định bởi yếu tố gia đình. Tất cả các nhà khoa học đều tiếp cận về vấn đề ruộng đất ở nhiều khía cạnh khác nhau và việc vận dụng các lý thuyết xã hội học đều chứng minh vấn đề: Chế độ ruộng đất luôn gắn liền với các quá trình xã hội – là một nhân tố quan trọng, có vị trí đặc biệt quyết định sự tồn tại, phát triển của một xã hội hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội đó. 1. LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI Thời cổ đại đã phát triển những suy nghĩ triết học và nhân học về "bản chất xã hội" của con người như là cái bản chất thứ hai, nhưng mang tính quyết định. Như vậy, cơ sở triết học để xã hội học xem hành động của con người là hành động xã hội chính là dựa trên quan điểm triết học về bản chất xã hội của con người. Trong luận đề 6 về Feuerbach, Mác viết: "Bản chất con người không phải là một trừu tượng bên trong mỗi cá nhân. Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hoà các quan hệ xã hội". Người ta thường nói: "Mỗi người là một xã hội nhỏ, mỗi xã hội là một người tổng quát" (H. Korte, 1995, tr. 21). Triết học nhân học xem con người không phải sản phẩm của bản năng mà là sản phẩm của thiết chế, "cái được xem là bản năng ở động vật, là cái được xem là thiết chế ở con người". Con người có một động lực cao trong việc sáng tạo ra văn hóa, nó không hành động theo sơ đồ đơn giản, kích thích - phản ứng” như động vật, mà bao giờ cũng hành động xuất phát từ một khoảng cách với thế giới.