Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Nghệ An
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến phát triển KTTN; phân tích, thực trạng về phát triển KTTN của tỉnh Nghệ An; đề xuất giải pháp nhằm phát triển KTTN tỉnh Nghệ An. nội dung chi tiết. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ TRANG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: GS. TS. Trần Thọ Đạt Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 6 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, kinh tế tư nhân tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những thành quả đó vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng và chưa đáp ứng được kỳ vọng của chính quyền và nhân dân Nghệ An. Tuy số lượng cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp của tư nhân tăng lên rất nhanh, song chất lượng hoạt động chưa tương xứng với sự gia tăng đó, thậm chí còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Phần lớn doanh nghiệp kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thực trạng kinh tế tư nhân, nhằm đánh giá tiềm năng, tìm ra các mặt còn hạn chế về tình hình và xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đầy phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Nghệ An, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Nhận thức rõ điều đó, bản thân tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Nghệ An” cho luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến phát triển KTTN. - Phân tích, thực trạng về phát triển KTTN của tỉnh Nghệ An. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển KTTN tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 a. Đối tượng nghiên cứu là những vấn