Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bàn về vấn đề bảo tồn và khai thác nguồn lợi hải sản từ góc nhìn văn hóa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Việt Nam thời kỳ đương đại là một quốc gia biển với một tỷ lệ lớn cư dân sống nhờ vào biển. Trong đó, phải kể đến hơn hai triệu ngư dân khai thác nguồn lợi hải sản trên Biển Đông. Song song với sự tăng trưởng kinh tế, tình trạng suy thoái các hệ sinh thái và tài nguyên biển do khai thác quá mức, đánh bắt hủy diệt đang trở thành vấn đề cần quan tâm không chỉ trên phương diện kinh tế, môi trường mà còn từ góc nhìn văn hóa. | Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 1: 103-107 TRAO ĐỔI – COMMUNICATION BÀN VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI HẢI SẢN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Võ Sĩ Tuấn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Việt Nam thời kỳ đương đại là một quốc gia biển với một tỷ lệ lớn cư dân sống nhờ vào biển. Trong đó, phải kể đến hơn hai triệu ngư dân khai thác nguồn lợi hải sản trên Biển Đông. Song song với sự tăng trưởng kinh tế, tình trạng suy thoái các hệ sinh thái và tài nguyên biển do khai thác quá mức, đánh bắt hủy diệt đang trở thành vấn đề cần quan tâm không chỉ trên phương diện kinh tế, môi trường mà còn từ góc nhìn văn hóa. Có thể nói rằng cội nguồn của người Việt là từ nền văn minh lúa nước sông Hồng, việc tiến ra biển đồng hành cùng quá trình mở mang bờ cõi về phía đông và phía nam. Dù đã trải qua nhiều trăm năm tiến ra biển, người Việt vẫn mang văn hóa nông dân trong ứng xử với biển. Người Việt nói chung và ngư dân nói riêng vẫn có tâm lý coi biển cả là bí hiểm và hung dữ. Vì vậy, việc cúng tế trước khi ra biển và thờ phụng một số sinh vật biển (cá voi, cá heo, rùa da) rất phổ biến. Nhờ vậy, một số sinh vật quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng được bảo tồn trên vùng biển Việt Nam. Ngược lại, quan điểm “điền tư, ngư chung”, tư duy “không có ngày mai”, cuộc sống di cư đã hình thành một số ứng xử tiêu cực trong bảo tồn và khai thác tài nguyên và tạo nên tính dễ bị tổn thương của ngư dân Việt Nam. Những khía cạnh văn hóa này cần được quan tâm trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến ngư dân. CHAT ON CONSERVATION AND EXPLOITATION OF MARINE LIVING RESOURCES FROM THE CULTURAL SIGHT Vo Si Tuan Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract Vietnam in the recent period is a marine nation with a large number of population depending on marine resources, including 2 millions of fishermen who exploit living resources in the Bien Dong. In parallel with economic development

TÀI LIỆU LIÊN QUAN