Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài nghiên cứu nhằm khái quát được lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp để tạo khung lý thuyết cho nghiên cứu; đánh giá được thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện; xác định được tiềm năng, thế mạnh và các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp của huyện Minh Hóa; . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THẾ HUY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. NGUYỄN THANH LIÊM Phản biện 2: TS. PHAN VĂN TÂM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng, là ngành trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho xã hội và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế khác, tạo được nhiều việc làm cho người dân lao động nông thôn; góp phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh lương thực ở mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Đối với ngành nông nghiệp, huyện Minh Hóa đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đúng hướng, hạn chế độc canh trong sản xuất, hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, vật nuôi, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa và kết quả thu về rất khả quan. Hay việc huyện đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao đang ngày càng nhân rộng tại địa phương. Về lĩnh vực lâm nghiệp, huyện đã chuyển cơ cấu từ khai thác chủ yếu sang bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng để bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng. Việc nghiên cứu, đề xuất và giải quyết một số tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Minh Hóa sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên của vùng, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; đồng thời để khắc phục