Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Đánh giá rủi ro kim loại nặng trong gạo ở một số vùng sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam và Đà Nẵng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được hàm lượng kim loại nặng trong đất và trong gạo ở một số vùng sản xuất nông nghiệp tại xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIM LOẠI NẶNG TRONG GẠO Ở MỘT SỐ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG Mã số: Đ2014-03-60 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đoạn Chí Cường Đà Nẵng, 11/2014 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền nông nghiệp thâm canh nói chung và thâm canh cây lúa nói riêng đòi hỏi phải sử dụng một số lượng lớn các phân bón (cả vô cơ và hữu cơ); các hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt côn trùng); các chất kích thích sinh trưởng, Tuy nhiên, các tạp chất kim loại nặng luôn chứa một lượng nhất định trong các loại hợp chất trên, do đó sự ô nhiễm các kim loại nặng lên hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt trong cây lúa là điều khó tránh khỏi. Kim loại nặng là những nguyên tố dễ dàng tích lũy trong đất và cây trồng thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng hó chất nông nghiệp cũng như phương thức canh tác không hợp lý của con người. Bên cạnh đó, kim loại nặng còn có thể xâm nhập vào hệ sinh thái nông nghiệp thông qua con đường phong hóa vật liệu đá mẹ trong tự nhiên; qua các nguồn nước tưới bị ô nhiễm và chất thải từ các khu công nghiệp lân cận, chất thải của các làng nghề truyền thống, nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản ở thượng nguồn. Từ đó gây tác động xấu đến vấn đề an toàn thực phẩm và gây rủi sức khỏe cho con người trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua con đường chuỗi thức ăn. Đà Nẵng là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa khá mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích đất dành cho sản xuất lúa nói riêng đang bị thu hẹp nhanh chóng. Đứng trước tình hình đó, xã Hòa Châu và xã Điện Phương (một xã thuộc huyện Điện Bàn, nằm cuối hạ lưu hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn, giáp ranh với thành phố Đà Nẵng) được kỳ vọng là một trong những vùng sản xuất lúa trọng yếu, đáp ứng nhu cầu lương thực không những của người dân địa phương mà còn cả thành phố Đà Nẵng (nơi mật độ dân .