Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Về hệ thống lễ hội chuyển mùa của các dân tộc Đông Nam Á

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tết năm mới ở Đông Nam Á thường là cả một khoảng thời gian lễ thức, hội hè dài cả một mùa chứ không chỉ diễn ra một vài ngày. Thế rồi, trên cái nền của những lễ hội chuyển mùa chung đó, do những hoàn cảnh lịch sử khác nhau tác động, một số dân tộc ở Đông Nam Á đã khoác lên phức thể lễ hội chuyển mùa truyền thống của mình cái áo choàng của những nền văn hoá hay tôn giáo khác nhau từ bên ngoài du nhập vào. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO VỀ HỆ THỐNG LỄ HỘI CHUYỂN MÙA CỦA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á On seasonal change’s festivals of the peoples in Southeast Asia Ngày nhận bài: 01/9/2016; ngày phản biện: 15/10/2016; ngày duyệt đăng: 21/11/2016 Ngô Văn Doanh* TÓM TẮT Dù có những khác biệt về thời gian diễn ra lễ hội và về hình thức tổ chức, những ngày lễ hội hay Tết năm mới của nhiều dân tộc Đông Nam Á, về thực chất là những ngày lễ hội thực sự mang ý nghĩa chuyển mùa: cả mùa thời tiết và mùa làm ăn. Tết của Đông Nam Á là mùa “nghỉ ngơi” của không chỉ thiên nhiên mà còn của cả con người. Suốt mấy tháng cuối năm là cả một khoảng thời gian thiên nhiên chuyển mình để bước từ trạng thái cũ (mùa khô) sang một trạng thái mới (mùa mưa). Đây là khoảng thời gian rất đẹp cho con người nghỉ ngơi, vui chơi và làm những công việc không phải đồng áng, vì cái khô đã được làm dịu đi bằng những cơn mưa nhỏ thưa thớt, còn mùa mưa tầm tã thì còn chưa tới. Vào khoảng thời gian này, con người cũng thực sự được nhàn hạ và no đủ vì mùa màng đã thu hoạch xong, lúa đã về đầy kho, trong khi đó thì chưa thể làm đồng áng được vì trời còn lâu mới mưa. Thế là thiên, nhân tương hợp trong mấy tháng chuyển mùa này. Chính hoàn cảnh thiên nhiên đã tạo ra ở Đông Nam Á một nền văn hoá lấy gieo trồng cây lúa làm cơ bản. Và, vòng đời của cây lúa lại trải dài ra gần như hết cả một chu trình thời tiết, từ mùa mưa này đến mùa mưa sau. Rất hay là vòng đời của cây lúa ngắn hơn chu trình thời tiết vài tháng. Kết quả là, mấy tháng chuyển tiếp của khí hậu trở thành quãng thời gian hay những tháng nhàn rỗi nhất trong năm để mọi người tổ chức mọi cuộc vui, mọi lễ thức hội hè. Chính vì thế, Tết năm mới ở Đông Nam Á thường là cả một khoảng thời gian lễ thức, hội hè dài cả một mùa chứ không chỉ diễn ra một vài ngày. Thế rồi, trên cái nền của những lễ hội chuyển mùa chung đó, do những hoàn cảnh lịch sử khác nhau tác động, một số dân tộc ở Đông Nam Á đã khoác lên phức thể lễ hội chuyển mùa truyền thống của mình cái áo choàng