Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu giải pháp điều chỉnh cơ cấu gioăng kín nước của cửa van để giảm lực đóng mở van

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hiện nay cửa van thép được sử dụng cho cửa lấy nước và cửa xả lũ trong công trình thủy lợi và thủy điện. Vật chắn nước được lắp đặt xung quanh cửa van để chống rò rỉ nước từ thượng lưu về hạ lưu nhờ áp lực nước ép chặt vật chắn nước vào khe van. Nhưng chính điều này lại làm tăng lực ma sát lớn khi đóng mở van dẫn đến khó khăn khi đóng mở van. Bài báo đề xuất điều chỉnh cấu trúc bộ phận gioăng cao su chắn nước để làm thay đổi áp lực nước tác dụng lên gioăng cao su nhằm làm giảm lực đóng mở van. Nghiên cứu đề xuất được thử nghiệm ở một công trình thực tế, kết quả cho thấy giảm lực đóng mở van đến gần 45%. Kết quả nghiên cứu giảm được chi phí thiết bị và chi phí vận hành, có tính thực tiễn và hiệu quả kinh tế. | BÀI BÁO KHOA H C NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU GIOĂNG KÍN NƯỚC CỦA CỬA VAN ĐỂ GIẢM LỰC ĐÓNG MỞ VAN Nguyễn Văn Sơn1 Tóm tắt: Hiện nay cửa van thép được sử dụng cho cửa lấy nước và cửa xả lũ trong công trình thủy lợi và thủy điện. Vật chắn nước được lắp đặt xung quanh cửa van để chống rò rỉ nước từ thượng lưu về hạ lưu nhờ áp lực nước ép chặt vật chắn nước vào khe van. Nhưng chính điều này lại làm tăng lực ma sát lớn khi đóng mở van dẫn đến khó khăn khi đóng mở van. Bài báo đề xuất điều chỉnh cấu trúc bộ phận gioăng cao su chắn nước để làm thay đổi áp lực nước tác dụng lên gioăng cao su nhằm làm giảm lực đóng mở van. Nghiên cứu đề xuất được thử nghiệm ở một công trình thực tế, kết quả cho thấy giảm lực đóng mở van đến gần 45%. Kết quả nghiên cứu giảm được chi phí thiết bị và chi phí vận hành, có tính thực tiễn và hiệu quả kinh tế. Từ khóa: Cửa van; Gioăng kín nước; Khe van. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Hiện nay, các loại cửa van phẳng; cửa van cung của công trình xả lũ; cửa lấy nước, dạng xả mặt hoặc xả sâu được sử dụng rất phổ biến tại các công trình thủy lợi; công trình thủy điện. Gioăng cao su củ tỏi được sử dụng làm vật chắn nước của cửa van để hạn chế rò rỉ nước từ thượng lưu về phía hạ. Để đảm bảo kín nước, ta dùng áp lực nước phía thượng lưu tác dụng vào gioăng cao su, làm gioăng cao su áp sát vào khe van. Nhưng áp lực nước tác dụng lên gioăng cao su lại tạo ra lực ma sát lớn khi đóng – mở van, dẫn đến các hệ quả sau: - Làm tăng lực cần thiết để mở cửa van. Khi mở cửa van cần phải lựa chọn xi lanh hoặc tời điện có sức nâng lớn để mở van. - Khi hạ cửa van cần phải tăng lực nhấn xuống, hoặc tăng trọng lượng cửa van để có thể đóng van bằng tự trọng. - Quá trình đóng – mở van, gioăng cao su củ tỏi bị mài mòn do ma sát, dẫn đến nhanh hỏng. - Quá trình đóng – mở van, gioăng cao su luôn bị lực tác dụng theo phương dọc, dẫn đến vẹo gioăng cao su, làm giảm khả năng kín nước và có thể dẫn đến phì và rách gioăng cao su. 1 Khoa Năng lượng - Đại học Thủy Lợi. 118 Hình 1. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN