Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Gia đình - Yếu tố quan trọng trong giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội và cũng chính là môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách con người. Bài viết sẽ đề cập đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh sinh viên. | 61 GIA ĐÌNH - YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Family - an important role in the moral education for pupils, students Trần Văn Phúc1 Nguyễn Kim Chuyên2 Tóm tắt Abstract Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội và cũng chính là môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách con người. Family plays an important role in the moral education for pupils, students. Because family is the cell of society, which keeps the survival of species, conserves and promotes the fine traditional culture against the social evils; and the important environment for the formation and development of personality. Từ khóa: gia đình, giáo dục, đạo đức, học sinh, sinh viên. Key words: family, education, moral, pupil, student. 1. Đặt vấn đề12 2. Nội dung Những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập và một số nguyên nhân khác đã ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, lối sống của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là lứa tuổi học sinh (HS), sinh viên (SV). Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn lối sống của mình vừa phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, vừa phải theo kịp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Mặt trái của sự hội nhập là sự xáo trộn, mất ổn định trong tâm lý, văn hóa của rất nhiều người trong xã hội. Ở lứa tuổi HS - SV, các em rất nhạy cảm với cái mới, hay bắt chước những thói hư tật xấu ngoài xã hội, thậm chí xem đó như là một trào lưu nhằm thể hiện “cái tôi” của mình. Những biểu hiện sai lệch này đều gây ra những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội, rất cần được chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. 2.1. Thực trạng về đạo đức của học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay Cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội như hiện nay, ngay trong mỗi gia đình cũng diễn ra sự biến đổi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN