Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài nghiên cứu dưới đây sẽ cố gắng khảo cứu đánh giá, phân tích những thành tựu và hạn chế cơ bản của báo chí truyền thông Việt Nam. Đồng thời cũng chỉ ra cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, để từ đó có giải pháp đúng đắn, khoa học để tiếp tục phát triển và hội nhập. | VNH3.TB4.25 BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP PGS.TS Đinh Văn Hường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội Đặt vấn đề Bài nghiên cứu dưới đây sẽ cố gắng khảo cứu đánh giá, phân tích những thành tựu và hạn chế cơ bản của báo chí truyền thông Việt Nam. đồng thời cũng chỉ ra cơ hội và thách thúc trong quá trình hội nhập, để từ đó có giải pháp đúng đắn, khoa học để tiếp tục phát triển và hội nhập. 1. Những thành tựu cơ bản Lịch sử báo chí truyền thông Việt Nam tính từ năm 1865 khi tờ “Gia Định báo” ra đời đến nay đã được 143 năm. So với lịch sử báo chí thế giới tương đối muộn nhưng với điều kiện Việt Nam chừng ấy năm cũng là một dấu mốc lớn. Trong dòng chảy chung ấy có nhiều khuynh hướng báo chí khác nhau: báo chí của thực dân đế quốc xâm lược; báo chí của những người Việt Nam yêu nước, báo chí cách mạng và nổi bật lên là dòng báo chỉ Cách mạng. đã có 83 năm phải triển kể từ ngày báo Thanh niên ra đời (21/6/1925) tại Quảng Châu - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng và dân tộc, và đồng hành, phục vụ cách mạng và dân tộc để giành chính quyền năm 1945, giải phóng Miền Bắc năm l945, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, tiến hành sự nghiệp Đổi mới đất nước năm 1986 và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay. Trong tiến trình phát triển do điều kiện khách quan và chủ quan nên báo chí truyền thông cũng có sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên giai đoạn 20 năm đất nước đổi mới và đổi mới báo chí (từ năm 1986 tới nay), báo chí truyền thông Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và toàn diện nhất, đó là: 1.1. Quy mô, số lượng, chất 1ượng loại hình báo chí phát triển nhanh. 1 Tính đến tháng 12/2007 cả nước có 702 tờ báo và tạp chí với 830 ấn phẩm. 68 đài phát thanh, truyền hình (trong đó 3 Đài truyền hình Trung ương là VTV, VTC, VCTV; 01 đài phát thanh Quốc gia là Đài tiếng nói Việt Nam, 64 đài phát thanh