Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Ngữ âm tiếng Việt: Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp phần 1, phần 2 giáo trình Ngữ âm tiếng Việt khái quát về ngữ âm tiếng Việt hiện đại qua các bài học về: âm tiết tiếng Việt, hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại, Ngữ điệu tiếng Việt, biến âm và chuẩn hóa phát âm trong tiếng Việt, chữ viết và chính tả trong tiếng Việt,. Cũng như phần 1, ở sau mỗi bài của phần 2 cũng sẽ có phần hướng dẫn tự học và câu hỏi bài tập giúp các bạn có thể tiến bộ hơn kể cả khi tự học tại nhà. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | ĐẠI HỌC VINH KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN GIÁO TRÌNH NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT (Dành cho sinh viên các ngành chuyên ngữ) 2. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, H. 1994, từ tr.29 - 70. 3. Nguyễn Hoài Nguyên, Ngữ âm tiếng Việt, Đại học Vinh, Vinh 2007, từ tr.10 21. Chương 2. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Bài 1. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT Phân phối thời gian 1. Học trên lớp: lí thuyết: 3 tiết; thảo luận, bài tập: 2 tiết 2. Tự học: 7 tiết 1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt Trong tiếng Việt, âm tiết có cương vị ngôn ngữ học khác với âm tiết trong các ngôn ngữ châu Âu. Âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm sau đây: 1.1. Âm tiết tiếng Việt có tính đơn lập cao trong lời nói Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, dĩ nhiên, âm tiết có tính đơn lập nhưng mức độ cao. Trong chuỗi âm thanh của tiếng Việt, âm tiết là đơn vị ngữ âm có tính đơn lập cao, tức là có khả năng đứng riêng rẽ, độc lập, mức độ cao. Mỗi âm tiết chiếm giữ một khúc đoạn riêng biệt, tách bạch. Tính đơn lập mức độ cao của âm tiết tiếng Việt có thể lí giải trên những chứng cứ sau: - Ranh giới âm tiết Nhìn chung, trong chuỗi âm thanh, ranh giới giữa các âm tiết luôn luôn được xác định một cách dứt khoát, rõ ràng, tách bạch, nghĩa là có tính cố định. Ranh giới âm tiết không bao giờ xê dịch so với ranh giới của những đơn vị mang nghĩa. Người nói, dù phát âm nhanh hay chậm thì người nghe vẫn nhận ra từng khúc đoạn âm thanh (âm tiết) được đánh dấu bằng những chỗ ngừng nghỉ rõ ràng. Chẳng hạn: cá tươi không bao giờ phát âm thành cát ươi, cảm ơn không phát âm thành cả mơn, mộ tổ không phát âm thanh một ổ, v.v So sánh với các ngôn ngữ châu Âu, ta thấy âm tiết trong các ngôn ngữ này không cố định về ranh giới âm tiết mà có sự xê dịch. Chẳng hạn, tiếng Nga: cmoл (cái bàn), số ít - một âm tiết, nhưng cmoлы (những cái bàn), số nhiều - phát âm thành hai âm tiết cmo - лы. Ta thấy, âm [л] vốn là yếu tố của âm tiết cmoл nhưng lại tách ra (xê dịch) để tổ chức âm tiết mới. Xét về mặt cấu âm, ở