Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề văn tham khảo - Trịnh Quỳnh (có hướng dẫn giải chi tiết)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu gồm đề thi và hướng dẫn giải chi tiết do thầy Trịnh Quỳnh biên soạn nhằm giúp cho các em học sinh đang ôn luyện kì thi THPT Quốc gia có thêm tài liệu tham khảo, từ đó rèn luyện thêm kiến thức văn học của mình. Mời các em cùng tham khảo. | Fanpage: Học văn văn học: https://www.facebook.com/hocvanvanhoc ĐỀ 1 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đằng, làm một nẻo. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chíc. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu. Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong văn bản? Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 3. Nêu cách hiểu của em về các cụm từ: “gặm nhấm đất đai”, “cái tổ đại bàng”, “tổ chim chích”? Từ đó chỉ ra hiệu quả diễn đạt của các từ đó trong đoạn văn? Câu 4. Thông điệp mà Trần Nhân Tông muốn gửi gắm đến các thế hệ con cháu muôn đời: “Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Nghị luận xã hội Suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc thực hiện lời di chúc của Trần Nhân Tông? Gợi ý trả lời Đáp án Hướng dẫn làm bài Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ chính luận. - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận - Phép liên kết: + Phép thế: “họ” thay thế cho “nước lớn”, “các việc trên” thay thế cho “chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải” + Phép nối: “Tức là”, “vậy nên”, . Câu 2: Nhận biết: - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì tác giả đã dùng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để bàn bạc về một vấn đề chính trị, xã hôi. - Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nghị .