Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bàn về quản lý công nghệ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Quản lý công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền sản xuất và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên phát triển KH&CN. Để nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất phải nâng cao hiệu quả của quản trị công nghệ và quản lý công nghệ. Bài viết bàn về những vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý công nghệ. | Bàn về quản lý công nghệ 32 BÀN VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ ThS. Lê Minh Quý Cục Quản lý KHCN&MT, Tổng cục Hậu cần kỹ thuật, Bộ Công an TS. Hoàng Ngọc Doanh Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ KH&CN Tóm tắt: Quản lý công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền sản xuất và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên phát triển KH&CN. Kinh nghiệm của các nước NICS đã cho thấy, xây dựng một cơ cấu kinh tế và một nền sản xuất hiện đại dựa trên phát triển KH&CN phải nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất. Để nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất phải nâng cao hiệu quả của quản trị công nghệ và quản lý công nghệ. Bài viết bàn về những vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý công nghệ. Từ khóa: Quản lý công nghệ; Quản trị công nghệ. Mã số: 13092501 1. Công nghệ và quản trị công nghệ 1.1. Công nghệ 1.1.1. Khái niệm công nghệ Công nghệ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và là khái niệm khó có một định nghĩa chung phù hợp cho mọi trường hợp, bởi vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta đưa ra định nghĩa cho phù hợp. Chúng ta hãy điểm qua một số các định nghĩa về công nghệ. a) Theo Ngân hàng Thế giới: Công nghệ là phương pháp biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: thông tin về phương pháp; phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc biến đổi; sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao? b) Theo Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Luật KH&CN năm 2013 của Việt Nam: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. JSTPM Tập 2, Số 3, 2013 c) 33 Theo Trung tâm Chuyển giao công nghệ châu Á - Thái Bình Dương: công nghệ là đầu vào quan trọng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ, bao gồm 4 thành phần là: Kỹ thuật (Technoware - T: công nghệ hàm chứa trong vật thể: thiết bị, máy móc,.); Con người (Humanware - H: công nghệ hàm chứa trong con người: kiến thức, kỹ năng, tính

TÀI LIỆU LIÊN QUAN