Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vài thể hiện của từ ở tiếng Việt so sánh với tiếng Nhật
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết bàn đến sự thể hiện từ ở (chỉ nơi chốn) so sánh với tiếng Nhật nhằm giúp cho các sinh viên nói tiếng Nhật dễ dàng hơn trong khi học tiếng Việt. Để bảo đảm tính khách quan, đa số các ví dụ dẫn trong bài viết được trích lại từ các giáo trình dạy tiếng Việt và giáo trình dạy tiếng Nhật (sách song ngữ). Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | VÀI THỂ HIỆN CỦA TỪ “Ở” TIẾNG VIỆT SO SÁNH VỚI TIẾNG NHẬT1 LÊ THỊ MINH HẰNG – NGUYỄN VÂN PHỔ 1. Thường khi học một ngoại ngữ, người ta gặp nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự khác biệt về tư duy ngôn ngữ. Không ít sinh viên phương Tây rất sõi tiếng Việt nhưng vẫn lạm dụng những từ đã, đang, sẽ, có trong khi tạo câu, dấu ấn ngôn ngữ mẹ của họ vẫn thể hiện khá rõ. Có thể nói rằng khi học tiếng Việt, sinh viên mỗi nước có một vấn đề riêng. Theo dõi hàng trăm sinh viên Nhật học tiếng Việt ở các trình độ khác nhau (học tại Việt Nam và Nhật Bản), chúng tôi nhận thấy rằng họ rất dễ dùng sai từ ở, một từ có tần số sử dụng cao của tiếng Việt (tần suất ở trên tất cả các phong cách thể loại là 0,45%)2. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành trắc nghiệm trên 20 sinh viên Nhật đang theo học tại Khoa Việt Nam học thuộc Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn tp.HCM: trong tổng số 680 câu hỏi đưa ra có đến 245 câu trả lời không đúng (bao gồm cả những câu trả lời sai hoặc đúng nhưng sinh viên còn nghi ngờ). Trong phạm vi bài này, chúng tôi muốn bàn đến sự thể hiện từ ở (chỉ nơi chốn) so sánh với tiếng Nhật nhằm giúp cho các sinh viên nói tiếng Nhật dễ dàng hơn trong khi học tiếng Việt. Để bảo đảm tính khách quan, đa số các ví dụ dẫn trong bài viết được trích lại từ các giáo trình dạy tiếng Việt và giáo trình dạy tiếng Nhật (sách song ngữ). 2. Trong tiếng Việt hiện đại, ở là một từ có nhiều chức năng và ý nghĩa khác nhau. Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học miêu tả ở là động từ và kết từ. Với tư cách là kết từ ở có 3 nghĩa: (1) biểu thị nơi, chỗ, khoảng thời gian sự vật / sự việc được nói đến, (2) biểu thị cái hướng của điều vừa được nói đến, (3) biểu thị căn nguyên của điều vừa nói đến (Hoàng Phê chủ biên, 1992, Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản, H.). Nguyễn Kim Thản phân chia ý nghĩa của từ ở ra làm hai loại: (1) chỉ nơi tồn tại của sự vật hay nơi tiến hành hành động (Nó làm việc ở nhà máy); (2) chỉ nơi xuất phát của hoạt động (Tôi ở Bến Tre lên). [10/335] Trong