Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sỹ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung Hebi mam hoặc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: mô tả tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và một số yếu tố liên quan tại 10 xã của Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi-Mam hoặc viên đa vi chất đến cải thiện tình trạng thiếu máu và thiếu một số vi chất của phụ nữ có thai tại 10 xã của Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, đánh giá hiệu quả bổ sung hàng ngày Hebi - Mam hoặc viên đa vi chất đến cải thiện cân nặng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. . | Năng lượng khẩu phần chưa đủ, bên cạnh đó tính cân đối trong cơ cấu sinh năng lượng từ nguồn protein, lipid và glucid P:L:G của các nhóm đối tượng nghiên cứu chưa cân đối. Tại thời điểm trước can thiệp tỷ lệ này của nhóm sắt-acid folic là 16,8:18,1:65,0; của nhóm ĐVC là 16,8: 17,0: 66,2 và của nhóm Hebi-Mam là: 16,8:18,1:65,1. Tại thời điểm kết thúc can thiệp tỷ lệ này của nhóm sắt-acid folic là 16,9:16,9:66,2; của nhóm ĐVC là 16,4:16,3:67,3 và của nhóm Hebi-Mam sau khi đã thêm khẩu phần Hebi-mam là: 16,6: 21,5:61,9. Như vậy trước can thiệp và sau can thiệp tỷ lệ năng lượng do protein đóng góp vẫn cao hơn khuyến nghị (tối đa 15%) và tỷ lệ năng lượng do Lipid cũng cấp vẫn còn thấp (theo nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế phê duyệt năm 2016 là 30%). Sau can thiệp chỉ có nhóm Hebi-Mam có tỷ lệ năng lượng do lipid cung cấp tăng lên 21,5%, tuy nhiên vẫn chưa đạt mức theo NCKN. So với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Nga thì tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả Thu Nga cân đối hơn là 15,7:23,9:60,4 tại thời điểm tuần thai 16 và 15,5:22,7:61,8 tại tuần thai thứ 32.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN