Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2015-2016 - THPT Hàm Thuận
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2015-2016 - THPT Hàm Thuận cung cấp cho các bạn những kiến thức tóm tắt và những câu hỏi bài tập giúp các bạn củng cố lại kiến thức và có thêm tài liệu học tập và ôn thi. . | Đề cương HK1_Khối 11 năm học 2015 – 2016 Trường THPT Hàm Thuận Bắc MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 A. Gợi ý ôn tập I. Đọc văn Bài 1: Tự Tình (II) (Hồ Xuân Hương) 1. Hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? a. Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH - Nỗi niềm buồn tủi, xót xa của tác giả: + Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình: tác giả một mình cô đơn trơ trọi trong đêm khuya, “cái hồng nhan” đối lập với “nước non” bộc lộ sự bẽ bàng cho duyên phận vừa như thách thức + Tác giả cảm nhận nỗi đau thân phận và sự éo le: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên chưa trọn vẹn. - Nỗi niềm phẫn uất của tác giả: không cam chịu, muốn thách thức với số phận. - Tâm trạng chán chường, buồn tủi của tác giả: + Chán ngán trước nỗi đời éo le, bạc bẽo, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. + Khát vọng được sống trong hạnh phúc lứa đôi. b. Nghệ thuật: - Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn. - Tả cảnh sinh động. - Đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. Bài 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến 1. Nêu vẻ đẹp của mùa thu và tâm trạng của tác giả trong bài thơ Mùa thu câu cá? Cảnh thu: - Cảnh thu được đón nhận với tầm bao quát: Từ gần đến cao xa (từ ao thu, thuyền câu, đến trời thu) rồi từ cao xa trở về gần (từ trời thu trở về ngõ trúc, trở lại ao thu) → Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. - không khí mùa thu được gợi từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật (màu sắc, đường nét, chuyển động, hòa sắc tạo hình) → gợi nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn thu Việt Nam. - Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: + Không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: ngõ trúc khách vắng teo, chỉ có âm thanh tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng. + Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo ra âm thanh: sóng hơi gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng, cá đớp động. + Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. * Tình thu: - Nhà thơ đang đón nhận trời .