Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
U trước xương cùng: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu gồm: Khảo sát các hình thái lâm sàng của u trước xương cùng; xác định chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng đồng thời đánh giá kết quả điều trị. Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân u trước xương cùng được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005-6/2010. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học U TRƯỚC XƯƠNG CÙNG: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Trương Nguyễn Duy Linh*, Phan Đương**, Đinh Quang Tuyến***, Võ Công Khanh*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: U trước xương cùng là một thách thức thú vị cho các phẫu thuật viên, bởi vì hiếm gặp và ở vùng này u có thể phát triển từ nhiều loại mô khác nhau(1,2,7). Sự hiểu biết về phôi thai học, sinh lý và giải phẫu học vùng này giúp chúng ta lựa chọn các xét nghiệm cần thiết góp phần chẩn đoán chính xác,chọn lựa đường mổ phù hợp nhằm tránh những sai lầm có thể dẫn đến những tai biến và tử vong, cũng như hiểu sự khác biệt của từng loại u của vùng này để góp phần cho điều trị. Mục tiêu: - Khảo sát các hinh thái lâm sàng của u trước xương cùng. - Xác định chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. - Đánh giá kết quả điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân u trước xương cùng được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại khoa Ngoại Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 – 6/2010. Kết quả: Nghiên cứu 20 bệnh nhân u trước xương cùng. Chẩn đoán sai khi vào viện là 6/20 bệnh nhân. Phẫu thuật điều trị: 12/20 bệnh nhân chọn đường mổ sau xương cùng (Kraske’s hay York Mason), 05 bệnh nhân chọn đường mổ bụng, 03 bệnh nhân mổ đường bụng có kết hợp đường mổ sau xương cùng. Tai biến thủng trực tràng trong mổ có 04 bệnh nhân. Biến chứng muộn có 2 bệnh nhân: có 1 bệnh nhân rò tiêu hóa sau mổ, 1 bệnh nhân áp xe khoang trước xương cùng. 03 bệnh nhân tái phát phải mổ lại do không lấy trọn u trong lần mổ trước. Không có bệnh nhân tử vong. Kết luận: Chẩn đoán dựa vào siêu âm qua ngã trực tràng, kết hợp CT Scan hay MRI kết quả cho thấy hình ảnh, vị trí, kích thước, sự xâm lấn chính xác, giúp chọn đường mổ thích hợp. Phẫu thuật cần lấy trọn u nếu không sẽ dễ gây biến chứng và tái phát sau mổ, trường hợp có xâm lấn xương và hệ niệu cần phối hợp nhiều chuyên khoa để phẫu thuật triệt để hơn. Đa số là u lành tính nhưng nếu u ác tính nên có