Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng mô hình hệ thanh thiết kế vùng chịu lực cục bộ trong kết cấu cầu bê tông cốt thép

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo tóm tắt cơ sở lý thuyết mô hình hệ thanh dùng trong tính toán vùng chịu lực cục bộ trong kết cấu bê tông cốt thép cũng như một số kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình hệ thanh trong việc xác định kích thước và bố trí cấu tạo các vùng chịu lực cục bộ trong kết cấu cầu bê tông cốt thép, góp phần cho việc ứng dụng mô hình hệ thanh trong thực tế thiết kế kết cấu bê tông cốt thép. . | KHOA HỌC VÀ CÓNG NGHỆ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THANH THIẾT KÊ VÙNG CHỊU LỰC CỤC Bộ TRONG KẾT CẤU CẦU BÊ TỒNG CỐT THÉP 1. MỞ ĐẲƯ Mô hình hệ thanh STM Stabwerkmodell hay còn gọi là mô hình giàn ảo hay mô hình chống và giằng Strut-and-Tie Model là một mô hình tính toán kết cấu bê tông cốt thép BTCT trong đó các dòng lực trong kết cấu được mô tả bằng một mô hình hệ thanh tương ứng. Bài báo này sẽ tóm tắt cơ sở lý thuyết STM dùng trong tính toán vùng chịu lực cục bộ trong kết cấu BTCT cũng như một sô kết quả nghiên cứu ứng dụng STM trong việc xác định kích thước và bô trí cấu tạo các vùng chịu lực cục bộ trong kết cấu cầu BTCT góp phần cho việc ứng dụng STM trong thục tế thiết kế kết cấu BTCT. 2. Cơ SỜ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÙNG CHỊU LỰC CỤC Bộ TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG MÓ HÌNH HỆ THANH 2.1. Phân chia kết câ u thành các vùng B và D Theo lý thuyết STM tùy theo mức độ gián đoạn về hình học và tĩnh học mà kết cấu BTCT sẽ được chia thành các vùng B và D. Trong đó vùng B viết tắt của từ Beam hay Bernoulli là những vùng chịu lục theo kiểu dầm hay những mà ở đó giả thiết mặt cắt phảng của Bernoulli đủ thỏa măn và do đó có thể xác định được trạng thái ứng suất trong mặt cắt bất kỳ từ các nội lực mô men uốn mô men xoắn lực cắt lực dọc bằng các phương pháp thông thường. Vùng B thường gặp trong các dầm và bản có chiều cao hay bề dày không đổi hoặc ít thay đổi trên toàn kết cấu và tải trọng là phân bô đều. Vùng D viết tẩt của từ Detail Disturbed hay Discontinuity là những vùng chịu lực có sự gián đoạn vè hình học hoặc tĩnh học như những vùng có sự thay đổi đột ngột về kích thước hình học hay có lực tập trung trong đó giả thiết mặt cắt phẳng của Bernoulli không còn đúng nữa. Vùng D được xác định trong phạm vi bằng khoảng một làn chiều cao mặt cắt ngang cấu kiện tại vị trí gián đoạn về hình học hoặc tĩnh học tính về mỗi phía theo nguyên lý Saint-Vemant . Các vùng nằm giữa các vùng D có the coi như là vùng B Hình I . Hình ì. Phồn chia kết cấu dầm có đầu khấc thành các vùng B và D .