Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đổi mới tư duy lý luận trong phát triển kinh tế dưới ánh sáng Đại hội XII của Đảng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy lý luận trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bài viết luận giải, làm phong phú thêm quá trình đổi mới tư duy lý luận trong phát triển kinh tế của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII. Từ đó, khẳng định bước đổi mới tư duy lý luận trong phát triển kinh tế của Đảng ta là hoàn toàn phù hợp, khoa học, hiệu quả. | Đổi mới tư duy lý luận trong phát triển kinh tế dưới ánh sáng Đại hội XII của Đảng Đỗ Ngọc Hanh(*) Tóm tắt: Khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy lý luận trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bài viết luận giải, làm phong phú thêm quá trình đổi mới tư duy lý luận trong phát triển kinh tế của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII. Từ đó, khẳng định bước đổi mới tư duy lý luận trong phát triển kinh tế của Đảng ta là hoàn toàn phù hợp, khoa học, hiệu quả. Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội XII, Phát triển kinh tế, Tư duy lý luận, Đổi mới tư duy 1. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lấy đổi mới tư duy lý luận làm khâu “đột phá” cho toàn bộ sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đổi mới tư duy lý luận của Đảng bao quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội.(*)Do đó, Đảng ta đã có bước đi thích hợp, biết lựa chọn trọng tâm, trọng điểm. Đảng ta xác định, trong đổi mới tư duy lý luận thì “đổi mới tư duy kinh tế” được coi là khâu “đột phá”. Tại Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng ta khẳng định: “Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo (*) TS., Phó Chủ nhiệm bộ môn, Khoa Triết học, Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng; Email: dohanh2402hvct@gmail.com và công tác” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987: 124). Nhận thức những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế cũng như những nhược điểm, hạn chế của mô hình kinh tế cũ dựa trên cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp tồn tại trong nhiều năm; vận dụng quan điểm của V.I. Lenin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ, ngay từ khi bước vào Đổi mới, Đảng ta chủ trương cùng với việc “củng cố thành phần kinh tế XHCN bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể.” là việc “sử dụng mọi khả năng của các .