Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Edward Burnett Tylor và nghiên cứu của ông về thuyết vật linh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày những nét chính trong tiểu sử của Tylor và nêu bật vai trò của ông trong nghiên cứu thuyết vật linh, ảnh hưởng của thuyết này đến sự hình thành các nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo khác của người nguyên thủy. . | Edward Burnett Tylor và nghiên cứu của ông về thuyết vật linh Lê Công Sự(*) Tóm tắt: E.B. Tylor (1832-1917) là người tự học mà trở nên hiểu biết. Cả đời ông cống hiến cho ngành nhân chủng học và khảo cổ học. Thông qua các cuộc điền dã, ông đã nghiên cứu văn hóa nguyên thủy, trong đó có thuyết vật linh - như một hiện tượng đặc biệt giúp người hiện đại hiểu được nền văn hóa đó. Bài viết trình bày những nét chính trong tiểu sử của Tylor và nêu bật vai trò của ông trong nghiên cứu thuyết vật linh, ảnh hưởng của thuyết này đến sự hình thành các nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo khác của người nguyên thủy. Từ khóa: Thuyết vật linh, Bái vật giáo, Thờ ngẫu tượng, Tuẫn táng, Thờ vật tổ, Đa thần giáo 1. Thuyết vật linh - một cái nhìn chung từ thần học và triết học (*) “Animism” chuyển ngữ sang tiếng Việt thường được hiểu là “thuyết vật linh”, “vật linh luận”, “vạn vật hữu linh”, “đạo vật linh”,v.v Tuy chuyển ngữ khác nhau nhưng cách hiểu khá thống nhất rằng, đây là quan niệm xuất hiện từ thời nguyên thủy với hàm ý: không chỉ có con người mà các đồ vật, cây cối, động vật đều có linh hồn; từ quan niệm đó xuất hiện “lòng tin vào linh hồn và thần thánh, coi đó như những lực lượng tác động đến cuộc sống con người, của động vật và hiện tượng thế giới xung quanh” (M.M Rozentan, 1986, tr.663). (*) PGS.TS., Giảng viên triết học, trường Đại học Hà Nội; Email: sulecong@yahoo.com Từ thời cổ đại, thuyết vật linh đã gây sự chú ý cho các triết gia, vì đây không chỉ là một tín ngưỡng dân gian mà còn có ý nghĩa triết lý sâu sắc về sự tồn tại của vạn vật trong thế giới, hướng tới trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy. Các triết gia Hy Lạp cổ đại như Platon, Pythagoras, Heraclitus, Empedocles, Aristotle, Epicure, Plotin,v.v đều nghiên cứu và đề cập đến vấn đề quan hệ giữa thể xác và linh hồn, coi linh hồn như một yếu tố quan trọng trong sự chuyển hóa đời sống của thể xác. Theo Aristotle, trong sự tác động qua lại lẫn nhau, linh hồn là yếu tố tạo nên sự sống của thể xác, thiếu .