Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu bồ dưỡng ngạnh chuyên viên và tương đương - Chuyên đề 4: Đạo đức công vụ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chuyên đề được thiết kế nhằm trang bị cho cho học viên những kiến thức cơ bản về đạo đức của công chức trong thực thi công vụ. Giúp cho học viên nhận thức đúng vai trò của công chức trong thực thi công việc của nhà nước giao cho (công vụ) và phải coi công vụ là một nghề nên phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. | Chuyên đề 4 ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC 1.1. Quan niệm chung về đạo đức 1.1.1. Đạo đức là gì? Thuật ngữ đạo đức học (dịch từ chữ Latinh ethica) có nguồn gốc từ chữ cổ Hy Lạp ethos có nghĩa là nơi ở, chỗ ở chung; sau này nó có thêm các nghĩa: Thói quen, tính khí, tính cách, lối suy nghĩ. Aristôt (384 – 322 trước công nguyên) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ ethica để chỉ đạo đức học, tên gọi này vẫn được dùng cho đến hiện nay. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, những tư tưởng đạo đức của loài người không ngừng được phát triển, nội dung của nó được đổi mới. Sự phát triển này có mối liên hệ chặt chẽ với tư tưởng triết học. Bởi vì bất cứ một hệ thống đạo đức học nào cũng đều nhận một hệ thống triết học xác định làm cơ sở lí luận và phương pháp luận. Vì vậy tính chân lí hay sai lầm của nó phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở lí luận và phương pháp luận. Những nhà triết học lớn của nhân loại như: Xôcrat, Platon, Aristôt, Khổng Tử, Mạnh Tử, Kant , G.Hêgel ,Phơbách đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của tư tưởng đạo đức học. Nhưng do những điều kiện của thời đại, do địa vị kinh tế xã hội, do quan điểm chính trị và triết học của mình, mà các ông còn có hạn chế nhất định khi giải thích nguồn gốc và bản chất của đạo đức. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã khắc phục, bổ khuyết thêm những hiểu biết mới của mình khi lý giải về nguồn gốc, bản chất của đạo đức trên cơ sở kế thừa những giá trị của tư tưởng đạo đức học trước đây, mặt khác đã vận dụng những quy luật và phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức các hiện tượng đạo đức. Đạo đức là một hiện tượng xã hội, một phương diện của đời sống xã hội, một yếu tố hợp thành hệ thống xã hội. Với tư cách là một phương diện của đời sống xã hội, đạo đức hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (đạo đức trong kinh tế, đạo đức trong chính trị, đạo đức trong nghệ thuật, đạo đức trong ton giáo ). Trên bìmh diện chung nhất, có thể nhìn nhận đạo đức qua