Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo cứu một số chợ làng ở Thừa Thiên Huế dưới thời Mạc

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Khảo cứu một số chợ làng ở Thừa Thiên Huế dưới thời Mạc trình bày: Hoàn thiện phần đô, xây dựng Hóa Châu thành trung tâm chính trị – quân sự vững chắc ở vùng biên viễn phương Nam, phần thị cũng phát triển tiệm tiến dần như một quy luật tất yếu mang tính chất bổ trợ, với những hoạt động nhộn nhịp của các chợ làng chủ yếu ở khu vực xung quanh Hóa Thành,. . | KHẢO CỨU MỘT SỐ CHỢ LÀNG Ở THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI THỜI MẠC TRƯƠNG THỊ THU THẢO Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Thành Hóa Châu là nơi đóng lỵ sở của thừa tuyên Thuận Hóa dưới thời Lê - Mạc. Cùng với việc hoàn thiện phần đô, xây dựng Hóa Châu thành trung tâm chính trị – quân sự vững chắc ở vùng biên viễn phương Nam, phần thị cũng phát triển tiệm tiến dần như một quy luật tất yếu mang tính chất bổ trợ, với những hoạt động nhộn nhịp của các chợ làng chủ yếu ở khu vực xung quanh Hóa Thành. Thông qua những ghi chép trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An, chúng tôi phục dựng lại diện mạo chợ làng Thừa Thiên Huế dưới thời Mạc trong mối tương quan với phần đô Hóa Thành để thấy được quá trình đô thị hóa đầu tiên trên vùng đất Thừa Thiên Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giống như bao làng Việt khác, làng xứ Huế là một thực thể xã hội nên quá trình phát sinh, phát triển của nó cũng là quá trình vận hành theo quy luật vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Do đó, trong việc nghiên cứu về làng xã Thừa Thiên Huế, có thể xét từ nhiều góc độ khác nhau nhưng không thể hiểu thực chất nếu không chú ý đúng mức đến lĩnh vực kinh tế - nhân tố quyết định sự tồn tại của bất kỳ một thiết chế xã hội nào. Nông nghiệp với vấn đề nổi bật là diễn trình phát triển của chế độ ruộng đất, hay thủ công nghiệp với sự hình thành và phát triển của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống đã là mảng đề tài hấp dẫn, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong khi đó, thương nghiệp làng xã với hoạt động chủ yếu của chợ làng vẫn là một vấn đề mở, cần có sự quan tâm nghiên cứu một cách thoả đáng, hệ thống hơn để thấy được quá trình hình thành, phát triển; vai trò, vị trí của nó trong lịch sử. Bước đầu, chúng tôi tiến hành khảo cứu về một số chợ làng ở Thừa Thiên Huế vào thời Mạc, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu chợ làng ở vùng đất này trong các thời kỳ kế tiếp. 2. MỘT SỐ CHỢ LÀNG THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI THỜI MẠC Kể từ khi trở thành một bộ phận của lãnh thổ Đại Việt vào năm 1306,