Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương - Chuyên đề 10: Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chuyên đề này trang bị cho học viên những kiến thức cần thiết về soạn thảo các loại văn bản quản lý hành chính nhà nước được sử dụng thường xuyên trong cơ quan, đơn vị; cung cấp một số mẫu thông dụng của các loại văn bản thường gặp trong thực tế của các cơ quan để học viên áp dụng. | Chuyên đề 10 KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH I. YÊU CẦU CHUNG VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 1. Khái niệm kỹ thuật soạn thảo văn bản Kỹ thuật soạn thảo văn bản là tổng thể những quy tắc và phương pháp được sử dụng trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản. 2. Yêu cầu về nội dung văn bản - Văn bản phải có tính mục đích Văn bản quản lý hành chính nhà nước được ban hành với danh nghĩa là cơ quan Nhà nước nhằm đề ra các chủ trương, chính sách hay giải quyết các vấn đề sự việc cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Do đó, khi soạn thảo tiến tới ban hành một văn bản nào đó đòi hỏi phải có tính mục đích rõ ràng. Yêu cầu này đòi hỏi văn bản ban hành phải thể hiện được mục tiêu và giới hạn của nó, vì vậy trước khi soạn thảo cần phải xác định rõ mục đích văn bản ban hành để làm gì? nhằm giải quyết vấn đề gì? và giới hạn vấn đề đến đâu? kết quả của việc thực hiện văn bản là gì? - Văn bản phải có tính khoa học. Văn bản có tính khoa học phải được viết ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng, dễ hiểu, thể thức theo quy định của Nhà nước và nội dung phải nhất quán. Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo: + Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin phải được xử lý và đảm bảo chính xác. + Lô gíc về nội dung, bố cục chặt chẽ, nhất quán về chủ đề. + Thể thức văn bản theo quy định của Nhà nước. + Đảm bảo tính hệ thống của văn bản. - Văn bản phải có tính đại chúng. Văn bản phải được viết rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với trình độ dân trí nói chung để mọi đối tượng có liên quan đến việc thi hành văn bản đều có thể nắm hiểu được nội dung văn bản đầy đủ. Đặc biệt lưu ý là mọi đối tượng ở mọi trình độ khác nhau đều có thể tiếp nhận được. Văn bản quản lý hành chính nhà nước 133 có liên quan trực tiếp đến nhân dân, nên văn bản phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ dân trí, đảm bảo tối đa tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của văn bản. - Văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện (tính .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN