Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả" là cơ sở để quản lý Công tác phục hồi môi trường khai thác than lộ thiên vùng phụ cận phát triển kinh tế với quỹ đất hạn hẹp cho việc phát triển không gian đô thị, du lịch, phù hợp với sự phát triển kinh tế đa dạng của địa bàn và môi trường tự nhiên, để tiếp tục phát huy hiệu quả sử dụng đất sau khai thác mỏ nhằm đáp ứng được các mục tiêu về Công tác phục hồi môi trường đối với các hoạt động khai thác than lộ thiên trong khu vực. . | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐẶNG THỊ HẢI YẾN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – KỸ THUẬT TỔNG THỂ NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN VÙNG HÒN GAI – CẨM PHẢ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2014 2 Công trình hoàn thành tại Bộ môn Khai thác lộ thiên, Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Bùi Xuân Nam, Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2. PGS.TS.NGƯT Hồ Sĩ Giao, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam Phản biện 1: GS.TS Nhữ Văn Bách Hội Khoa học Công nghệ mỏ Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Cao Huần Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 3: TS. Lại Hồng Thanh Bộ Tài nguyên và Môi trường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Vào hồi: .giờ ngày .tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội Hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án: Hoạt động khai thác than lộ thiên (KTLT) ở vùng Hòn Gai Cẩm Phả (HG-CP) phân bố ở khu vực có địa hình đồi núi thấp (100÷300m), thuộc phạm vi các lưu vực nước quan trọng; lân cận các đô thị, các khu vực tập trung dân cư và các hệ sinh thái cửa sông, ven biển, thuộc thành phố Hạ Long và Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, đang phát triển năng động với GDP trên 10%. Hiện nay, toàn vùng Hòn Gai đã cơ bản kết thúc khai thác lộ thiên (KTLT), chuyển mạnh sang khai thác hầm lò. Lịch sử lâu dài quá trình KTLT các mỏ than đã để lại và tiếp tục để lại những hậu quả lâu dài, toàn diện về môi trường (MT) ngay cả khi kết thúc khai thác thì các khai trường khai thác và bãi thải của mỏ tiếp tục là nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường và các tai biến môi trường như nguy cơ xói mòn đất, trượt lở, lũ quét, bồi lắng; môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước tiếp tục bị ô nhiễm khi hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường (CTPHMT) chưa đạt hiệu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN