Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vài nét về quân đội thời các chúa Nguyễn (1558-1777)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Vài nét về quân đội thời các chúa Nguyễn (1558-1777) trình bày nội dung về: Từ đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến tập quyền của Đại Việt suy yếu. Đất nước bị phân chia với những chính quyền riêng biệt: Bắc triều (nhà Mạc) - Nam triều (nhà Lê) và sau đó là Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) - Đàng Trong (chúa Nguyễn). Để có thể đứng vững với tư cách là một chính quyền độc lập,. . | VÀI NÉT VỀ QUÂN ĐỘI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1558-1777) LÊ THỊ HOÀI THANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Từ đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến tập quyền của Đại Việt suy yếu. Đất nước bị phân chia với những chính quyền riêng biệt: Bắc triều (nhà Mạc) - Nam triều (nhà Lê) và sau đó là Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) Đàng Trong (chúa Nguyễn). Để có thể đứng vững với tư cách là một chính quyền độc lập, các chúa Nguyễn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và phát triển quân đội trên tất cả các mặt: tuyển quân, tổ chức, rèn luyện, trang bị vũ khí, thưởng phạt binh sĩ nhằm tạo nên một quân đội mạnh góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chính quyền và lãnh thổ Đàng Trong. 1. MỞ ĐẦU Năm 1558, Đoan quận công Nguyễn Hoàng nhận cờ tiết chế của vua Lê vào trấn thủ Thuận Hóa. Tại đây, với hơn mười năm trấn trị bằng chính sách “vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng” [4, tr. 28], Nguyễn Hoàng đã tạo lập được vị thế của mình trên vùng đất này. Để đến năm 1570, ông được vua Lê cho kiêm luôn chức trấn thủ Quảng Nam, đeo ấn Tổng trấn tướng quân và toàn quyền quyết định mọi công việc ở hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất và cũng đã kịp dặn hoàng tử thứ sáu rằng: “Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời’’ [4, tr. 37]. Nguyễn Phúc Nguyên lên thay cha cùng các hậu duệ đã hiện thực hóa tâm nguyện của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Một chính quyền riêng của dòng họ Nguyễn được thiết lập. Để đảm bảo sự tồn tại ở vùng đất với nhiều điều mới lạ, các chúa Nguyễn tích cực tổ chức bộ máy cai trị, tuyển chọn quan lại, tổ chức quân đội, phát triển kinh tế và không ngừng mở rộng đất đai về phương Nam. Trong tất cả những yếu tố trên thì quân đội là vấn đề được các chúa Nguyễn hết sức chú trọng. Trên .