Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số đột phá trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày những chuyển biến về nguồn vốn tài trợ sau Quyết định số 251/QĐ-TTg và Nghị định 15/2016/NĐ-CP của Chính phủ, những thay đổi mạnh mẽ về tư duy trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. . | PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH MỘT SỐ ĐỘT PHÁ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI TS. NGUYỄN XUÂN THẠCH Ngày 17/02/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 251/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nước ngoài thời kỳ 2016-2020”. Tiếp đó, ngày 16/3/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn trên. Đây là quyết định mang tính chiến lược trong bối cảnh Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn tài trợ có sự biến đổi mạnh. Những chuyển biến về nguồn vốn tài trợ Theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nhu cầu huy động và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 lên tới khoảng 39,5 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu vốn cho các dự án chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ. Căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình và dự án đã ký kết, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến giải ngân thời kỳ 2016 -2020 đạt khoảng 25-30 tỷ USD, bình quân năm đạt 5 - 6 tỷ USD, tăng 14% so với thời kỳ 2011 - 2015 và chiếm khoảng 55% - 66% vốn đầu tư phát triển huy động từ bên ngoài. Cùng với đó, tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa giải ngân của các chương trình, dự án đã ký kết chuyển tiếp từ thời kỳ 2011 - 2015 sang thời kỳ 2016 - 2020 còn khá lớn, khoảng gần 22 tỷ USD. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ 2016 - 2020 là phải tập trung cao độ để hoàn thành các chương trình, dự án này theo đúng tiến độ và thời hạn cam kết, đưa các công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có một thực tế là, trước đây, nguồn vốn vay ODA không được đưa hết vào dự toán NSNN và đã có hơn 92% nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được phân cấp cho địa phương theo hình thức cấp phát. Chính

TÀI LIỆU LIÊN QUAN