Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam: Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tóm tắt luận văn thạc sĩ “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn học và văn hoá Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” trình bày nghiên cứu về danh sỹ Đào Nguyên Phổ: cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đặc biệt, tập trung vào hai khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời ông là lúc ông ở Huế (Từ 1895 đến 1900) khi ông học trường Giám được tiếp xúc với nhiều tân thư tân văn và quãng thời gian ông ở Hà Nội làm báo (từ 1901 đến khi mất). Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trần Thị Thanh Thúy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vương Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Với đề tài “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn học và văn hoá Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, tập trung nghiên cứu về danh sỹ Đào Nguyên Phổ: cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đặc biệt, trong luận văn tập trung vào hai khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời ông là lúc ông ở Huế (Từ 1895 đến 1900) khi ông học trường Giám được tiếp xúc với nhiều tân thư tân văn và quãng thời gian ông ở Hà Nội làm báo (từ 1901 đến khi mất). Qua việc khảo sát, phân tìch, đánh giá những tư tưởng mới mẻ của ông về sự nghiệp canh tân và lựa chọn sự nghiệp viết báo, có thể hiểu rõ hơn về những tiến bộ trong cách nghĩ và hành động của Đào Nguyên Phổ. Keywords. Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Trong nghiên cứu văn học, có một thực tế/ hạn chế mà cho đến nay hầu hết các nghiên cứu viên chuyên sâu đều có thể nhận thấy đó là các tác giả văn học được đưa vào nghiên cứu chỉ thuộc vào thiểu số, là “phần nổi” của tảng băng trôi, phần mà ai cũng có thể dễ dàng nhín thấy, kể cả những kẻ “ngoại đạo”. Cách nghiên cứu theo kiểu “đại biểu”, “đại diện” này ngày càng tỏ rõ những mặt hạn chế không thể che dấu được. Đằng sau những tên tuổi đã nổi danh từ trước đến nay trong văn học trung đại như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Phan Bội Châu có rất nhiều những tác giả khác chưa được nghiên cứu đầy đủ , mặc dù họ đã góp phần làm nên diện mạo văn học của một thời. Đào Nguyên Phổ là một tên tuổi như vậy. 1.2. Tại sao tên tuổi của Đào Nguyên Phổ vẫn vô danh, bị mờ nhạt, khuất lấp, quên lãng? Đó là do sự chi phối rất rõ của sự gắn văn học và chình trị, mà thái độ chình trị lại được quy vào đơn giản là yêu nước, đến lượt mính, yêu nước lại được quy