Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm 1945 ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm 1945 ở Việt Nam" trình bày về chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp đối với Việt Nam, một số trào lưu văn hóa trước năm 1930, đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa của Đảng và Đề cương văn hóa Việt Nam (1943). Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm 1945 ở Việt Nam TRẦN THANH GIANG Tóm tắt: Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng các chính sách nô dịch về văn hóa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Những chính sách này đã làm cho nền văn hóa Việt xuất hiện những đặc điểm không thuần nhất, lai căng, trì trệ Tuy nhiên bên cạnh đó, những tinh hoa của nền văn hoá phương Tây cũng đã có những tác động tích cực đến văn hoá nước ta. Ở Việt Nam đã xuất hiện các trào lưu văn hoá có sự giao thoa giữa Á - Âu, Đông - Tây. Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập vai trò lãnh đạo của mình đối với công cuộc giải phóng dân tộc, đồng thời cũng đã từng bước lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá. Đặc biệt, sự ra đời của Đề cương văn hoá năm 1943 đã tạo nên sức lan toả kỳ diệu và trở thành tư tưởng hướng đạo cho công cuộc xây dựng một nền văn hoá mới ở Việt Nam về sau này. 1. Chính sách nô dịch về văn hoá của thực dân Pháp đối với Việt Nam Từ nửa sau thế kỷ XIX, xu hướng thôn tính dân tộc và bành trướng thuộc địa của các nước đế quốc diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các quốc gia ở châu Á, châu Phi. lần lượt trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Đức. Việt Nam cũng bị thực dân Pháp xâm lược từ giữa thế kỷ XIX. Sau khi dập tắt các phong trào yêu nước, hoàn thành căn bản công cuộc bình định nước ta về mặt quân sự, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa, áp đặt một chính sách thống trị quy mô và triệt để trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục. nhằm biến Đông Dương thành thuộc địa khai khẩn, bảo đảm siêu lợi nhuận cho chính quốc. Về văn hoá, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình. Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh