Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tính cộng đồng trong văn học nghệ thuật dân tộc

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết "Tính cộng đồng trong văn học nghệ thuật dân tộc" đề cập đến "tâm thức duy cộng đồng" của người Việt, "hình thành con người cá nhân" trong văn học nghệ thuật, "tâm thức duy cộng đồng" - "sự khúc xạ" trong đặc điểm "tính cộng đồng" của văn học nghệ thuật dân tộc, sự cần thiết phải xây dựng "con người cá nhân" trong văn học nghệ thuật đương đại. . | TÍNH CỘNG ĐỒNG TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN TỘC PHAN BÍCH HÀ Tóm tắt Trong đời sống tư tưởng của người Việt, tâm thức duy cộng đồng luôn chiếm ưu thế đối với tâm thức duy cá nhân.Điều này cũng được thể hiện rõ hơn khi hình tượng tập thể được tô đậm để làm “mờ” đi hình ảnh cá nhân - điều thường thấy trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật và điện ảnh của những thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh vệ quốc. Ngày nay, năng lực cảm thụ của khán giả được phát triển theo chiều hướng đa dạng, cá thể hóa. Thực tế này đòi hỏi các nghệ sĩ cần có sự chuyển biến trong sáng tạo. Các tác phẩm văn học nghệ thuật vừa hướng về cái chung cộng đồng, cái phổ quát, vừa phát huy nét khác biệt của bình diện cá nhân. Sự mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc coi trọng bình diện cá nhân trong sự hài hòa với bình diện xã hội là tiền đề quan trọng để phát huy tiềm năng sáng tạo của cái tôi chủ thể nghệ sĩ. Đó cũng là cơ sở để xây dựng những hình tượng đa chiều, với thế giới nội tâm phong phú, được đặt trong nhiều mối quan hệ và trên mọi bình diện, nhằm mở ra khả năng đi sâu và khám phá thế giới nội tâm của con người ở thời đại mới. 1. Tâm thức duy cộng đồng của người Việt Thường xuyên phải đối mặt với sự thử thách của thiên nhiên, có lẽ cuộc sống nông nghiệp lúa nước với sự tụ cư xóm làng “tắt lửa tối đèn có nhau”, đã tạo nên tính cộng đồng cố kết bền vững trong nếp sống của người Việt. Đặc biệt, một trong những đặc trưng nổi trội của người Việt, là luôn có ý thức hướng về cội nguồn. Từ bao đời, lắng sâu trong lịch sử của dân tộc, khái niệm đất nước, Tổ quốc dường như đã gắn chặt, không tách rời với chi tiết huyền thoại "một bọc trăm trứng" vẫn lưu truyền bền chặt, bất biến trong dân gian. Sức sống lâu bền của những hình tượng nghệ thuật từng gắn liền với giai đoạn mở nước, tiếp tục xuất hiện trong lịch sử dựng nước đã thể hiện sự trường tồn, bản sắc sâu đậm của một nền văn hóa, phản ánh tâm thức người Việt Nam luôn hướng về cội nguồn. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mặc dù chế độ cai trị

TÀI LIỆU LIÊN QUAN