Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Danh nhân Làng Trình Phố với độc lập dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Làng Trình Phố (nay là xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình) không phải là một làng cổ nhưng nơi đây ghi đậm dấu ấn của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. bài viết để tìm hiểu về "Danh nhân Làng Trình Phố với độc lập dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX". | DANH NHÂN LÀNG TRÌNH PHỐ VỚI ĐỘC LẬP DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX VŨ THỊ NGA Tóm tắt Làng Trình Phố (nay là xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình) không phải là một làng cổ nhưng nơi đây ghi đậm dấu ấn của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Đặc trưng của Trình Phố là không có cư dân bản địa, họ từ nhiều địa phương, gồm nhiều nguồn gốc di cư, quần tụ đến nơi đây, lập nên xóm làng. Họ không chỉ là những người nông dân cần cù lao động mà còn có tinh thần hiếu học. Trong suốt quá trình thành lập làng đến nay, Trình Phố có không ít những danh nhân nổi tiếng, trong đó phải kể tới Bùi Viện và Nguyễn Quang Bích. Làng Trình Phố xưa còn có tên là làng Trình Phả, Trình Giang, đến thời Pháp thuộc, do đông vui như phố xá nên đổi tên là Trình Phố, nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tiền Hải là vùng đất trẻ nhất của tỉnh. Lịch sử hình thành huyện Tiền Hải chỉ thực sự rõ nét từ thời nhà Nguyễn, khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, năm 1828 đưa dân đến khai hoang lập nên các làng xã. Dưới thời Nguyễn, huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (cũ). Sau khi Pháp thành lập tỉnh Thái Bình, Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Làng Trình Phố hiện có ba thôn: Trình Trung, Trình Nhất và Trình Nhì. Cùng với quá trình bồi đắp của phù sa, Trình Phố ngày nay cách xa biển hàng chục km nhưng thời xưa kia, khi thành phố Thái Bình còn là Kỳ Bố hải khẩu, làng chính là vùng cửa biển. Dấu tích của một thời làng từng là nơi đầu sóng ngọn gió vẫn còn đến ngày nay với các địa danh: cây đa bến Chài (nơi ngư dân ngày đêm thả lưới buông câu trên dòng Liêm Giang Kiến Giang - đêm về đây neo thuyền phơi lưới cắm sào cho thuyền nghỉ); gò Hến (ngao, sò, ốc, hến tấp thành gò, đống); ngòi bà Đanh, gốc đa ông Hậu, Ngoại đê, Tiên điền Về dân cư, kết quả nghiên cứu về dân cư đồng bằng sông Hồng cho thấy, ở Thái Bình, nhất là vùng Tiền Hải, không có dân cư bản địa, người dân di cư từ nhiều nơi khác đến. Gia phả các dòng họ trong làng đều ghi lại rằng: năm Bính Ngọ đời Hồng Đức .