Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển tỉnh Nam Định

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu đánh giá sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển trong sản xuất nông nghiệp những năm tới. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG THỊ HOA NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2017 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ Phản biện 1: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG Hội Kinh tế nông lâm Phản biện 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG Bộ Giáo dục và Đào tạo Phản biện 3: PGS.TS. LÊ HÀ THANH Trường Đại học Kinh tế quốc dân Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Biến đổi khí hậu là một hiện tượng đã và đang diễn biến trong quá khứ cũng như hiện tại và được phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai (Lê Anh Tuấn, 2011). Theo Dasgupta et al. (2007), Nguyễn Mậu Dũng (2010), Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do sự biến đổi của khí hậu. Trong những năm gần đây, tác động của BĐKH đến SXNN là vô cùng to lớn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng về cả tính biến động và tính dị thường như nắng, nóng, rét, bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, giông tố, lốc., đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến hoạt động của El-Nino, La-Nina. Hiện nay, SXNN của người dân ở vùng ven biển (VVB) tỉnh Nam Định phát triển ở mức thấp với những hoạt động chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, quản lý bảo vệ rừng ngập mặn, NTTS . Hàng năm, những hoạt động này của vùng phải chịu nhiều đợt tàn phá do khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường mang đến nên đã làm cho SXNN của người dân, đặc biệt là những người dân nghèo, ngày càng trở lên khó khăn hơn (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, 2015). Tìm cách để giảm bớt các tác động tiêu cực của BĐKH là một trong những vấn đề hiện nay đang .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN