Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên Hợp Quốc (HPPMG)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu "Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên Hợp Quốc (HPPMG)" có nội dung gồm 10 chương để hướng dẫn việc điều hành và thực hiện chương trình, dự án liên quan đến Phương thức quốc gia thực hiện (NIM) và về trách nhiệm phối hợp giữa các bên khi áp dụng phương thức khác cho các cơ quan, tổ chức liên quan của Việt Nam và LHQ áp dụng., HPPMG này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010, được áp dụng cho tất cả các chương trình, dự án mới và đang thực hiện. | QUY CHẾ CHUNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM - LIÊN HỢP QUỐC (HPPMG) Hà Nội, tháng 5 năm 2010 1 LỜI NÓI ĐẦU Các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) bắt đầu hỗ trợ cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976. Sự trợ giúp này đã góp phần quan trọng cho công cuộc phát triển của Việt Nam, đặc biệt vào thời kỳ sau chiến tranh khi nguồn lực cho phát triển từ trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn. Hiện nay, công cuộc phát triển của Việt Nam đã sang một giai đoạn mới ở trình độ cao hơn và các nguồn lực cho phát triển cũng đa dạng hơn. Các tổ chức LHQ và Chính phủ Việt Nam đang cùng phối hợp thực hiện ‘Sáng kiến Một LHQ’ nhằm đổi mới phương thức hợp tác để đóng góp được nhiều nhất cho công cuộc phát triển và mang lại nhiều ích lợi hơn cho người dân Việt Nam, phù hợp với tinh thần của Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ. Văn bản ‘Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc (HPPMG)’ này là một thành tố trong quá trình đổi mới đó. Trong quá trình hợp tác, Việt Nam và LHQ luôn coi trọng vai trò làm chủ của nước chủ nhà, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc quản lý và sử dụng viện trợ. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ không ngừng hoàn thiện các quy trình, thủ tục và quy định về quản lý của mình để làm công cụ quản lý hữu hiệu cho các chương trình, dự án. Tuy nhiên, những hướng dẫn đó thường nằm ở nhiều văn bản khác nhau, chưa mang tính hệ thống và toàn diện, chưa thể hiện sự hài hoà và phù hợp chung giữa các tổ chức LHQ và giữa các tổ chức này với Chính phủ Việt Nam. Đến những năm cuối thập kỷ trước, một vài tổ chức của LHQ và các cơ quan đối tác Việt Nam mới cùng tiến hành xây dựng những cuốn sổ tay hướng dẫn công tác quản lý dự án có tính chất hệ thống và toàn diện, nhưng sổ tay của tổ chức LHQ nào thì cũng chỉ áp dụng cho dự án do tổ chức đó hỗ trợ. Tuy nhiên, việc ra đời những cuốn sổ tay như vậy cũng đã giúp Cơ quan thực hiện dự án của phía Việt Nam và tổ chức LHQ đối tác rất nhiều trong công tác quản lý