Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu sự biến đổi sinh kế của người Mường trong quá trình tái định cư xây dựng thủy điện Hòa Bình, tập trung vào hai mô hình tái định cư là "di vén" và "lập làng mới"; tìm hiểu quá trình thích ứng văn hóa của các cộng đồng cư dân ở hai mô hình tái định cư khác nhau, qua đó khám phá vai trò của vốn xã hội đối với việc phục hồi sinh kế sau tái định cư,. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | 4.2 Không tôn trọng/bỏ qua sự đa dạng về văn hóa trong khi thực hành các dự án phát triển; những người thiết kế và thực hiện dự án cũng bỏ qua một nguồn tri thức vô cùng quan trọng, đó là nguồn tri thức địa phương. Vai trò của tri thức địa phương như trong phân tích của chương 4, đã có thấy tầm quan trọng của loại tri thức này trong thực hành phát triển ở cộng đồng. Đối với người dân tái định cư bắt buộc, phải thay đổi nơi ở, nguồn tri thức này thường bị bỏ qua. Nhưng tri thức bản địa là một phần của văn hóa tộc người, và tri thức này không chỉ giúp người dân thích ứng được với môi trường mới, mà còn làm giàu vốn xã hội, giúp cộng đồng có những nền tảng cơ bản để “phát triển bền vững”. Không tôn trọng tri thức bản địa, các chương trình hậu tái định, các dự án hỗ trợ phát triển không chỉ bị “thất bại”, mà còn làm tăng tính lệ thuộc, ỷ lại của đối tượng hưởng lợi – một vấn đề mà nhận thấy nhưng khó chỉ ra. 4.3 Tôn trọng sự đa dạng văn hóa tộc tộc người, đòi hỏi những người thực hiện dự án phải có kỹ năng lôi cuốn sự tham gia của cả cộng đồng vào các hoạt động của dự án. Sự tham gia của người dân ở mức độ càng cao, thì khả năng thành công của dự án càng lớn. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống, cần phải được loại bỏ, để thay thế vào đó bằng cách tiếp cận từ dưới lên để phát huy được tính tự chủ của người dân trong phát triển. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận đúng cũng chưa quyết định được mức độ thành công của dự án, mà cao hơn nữa, là trong từng bước tiến hành các hoạt động của dự án, phương pháp này phải được tuân thủ một cách tuyệt đối. Bài học “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được nói từ rất lâu, nhưng lúc nào cũng còn nguyên giá trị của nó.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN