Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng mã vạch DNA hỗ trợ định loại loài một số mẫu sâm thuộc chi nhân sâm (Panax L.)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, 5 mã vạch phân tử tiềm năng là 18S, ITS, matK, psbA-trnH và rbcL được sử dụng để đánh giá khả năng phân biệt loài của 11 mẫu sâm nghiên cứu. Kết quả phân tích so sánh các trình tự nhận được với 41 trình tự của 9 loài thuộc chi Nhân sâm (Panax L.) đã được công bố trên Ngân hàng Gen quốc tế cho thấy vùng 18S có độ tương đồng giữa các cặp trình tự cao nhất, trình tự của các loài tương đồng trung bình đạt 99,87 %. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 15(1): 63-72, 2017 ỨNG DỤNG MÃ VẠCH DNA HỖ TRỢ ĐỊNH LOẠI LOÀI MỘT SỐ MẪU SÂM THUỘC CHI NHÂN SÂM (PANAX L.) Lê Thanh Hương1, Nguyễn Nhật Linh1, Bùi Mạnh Minh1, Hà Hồng Hạnh1, Huỳnh Thị Thu Huệ1, Nông Văn Hải1, Hà Văn Huân2, Lê Thị Thu Hiền1, * 1 2 Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trường Đại học Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn * Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: hienlethu@igr.ac.vn Ngày nhận bài: 13.7.2016 Ngày nhận đăng: 30.12.2016 TÓM TẮT Xác định mã vạch DNA (DNA barcoding) là một phương pháp định loại phân tử phổ biến thường được sử dụng để hỗ trợ định loại các loài khó nhận dạng về hình thái hay các mẫu đã qua chế biến, xử lý. Phương pháp dựa trên nguyên tắc so sánh các vùng trình tự DNA ngắn có tốc độ tiến hóa đủ nhanh để định loại các loài trong cùng chi. Trên đối tượng thực vật, các vùng DNA được sử dụng làm mã vạch trong phân loại thường là các trình tự thuộc hệ gen lục lạp và hệ gen nhân với vùng mã hóa và vùng không mã hóa như psbA-trnH, matK, rbcL, ITS Trong nghiên cứu này, 5 mã vạch phân tử tiềm năng là 18S, ITS, matK, psbA-trnH và rbcL được sử dụng để đánh giá khả năng phân biệt loài của 11 mẫu sâm nghiên cứu. Kết quả phân tích so sánh các trình tự nhận được với 41 trình tự của 9 loài thuộc chi Nhân sâm (Panax L.) đã được công bố trên Ngân hàng Gen quốc tế cho thấy vùng 18S có độ tương đồng giữa các cặp trình tự cao nhất, trình tự của các loài tương đồng trung bình đạt 99,87 %. Tiếp đến là vùng rbcL, matK và psbA-trnH với tỷ lệ tương đồng trung bình lần lượt là 99,27 %, 98,66 % và 96,82 %. Mức độ đa hình thể hiện rõ trên vùng ITS với tỷ lệ tương đồng trung bình thấp nhất, chỉ đạt 96,50 %. Các biểu đồ hình cây về mối quan hệ phát sinh loài cho thấy có 4 trong 11 mẫu sâm là Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) và 3 mẫu là Tam thất hoang (Panax stipuleanatus). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 4 mẫu có hình thái của Sâm Vũ diệp (Panax bipinnatifidus) được