Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm hình thái ngoài của trưởng thành và đặc điểm sinh học của một số pha phát dục sâu ban miêu mình đen đầu đỏ Epicauta gorhami Marseul (coleoptera: meloidae) trong phòng thí nghiệm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của ban miêu mình đen đầu đỏ (Epicauta gorhami Marseul) sẽ giúp bổ sung thêm dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài sâu ban miêu cho nghiên cứu côn trùng nói chung và nghiên cứu sâu hại nói riêng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NGOÀI CỦA TRƢỞNG THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ PHA PHÁT DỤC SÂU BAN MIÊU MÌNH ĐEN ĐẦU ĐỎ Epicauta gorhami Marseul (COLEOPTERA: MELOIDAE) TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NGUYỄN TIẾN ĐẠT, PHẠM QUỲNH MAI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bọ thầy cúng (sâu đậu, sâu ban miêu) (Coleoptera: Meloidae) đƣợc biết đến là nhóm côn trùng hại thực vật. Chúng phân bố rộng ở khu vực nhiệt đới. Bọ thầy cúng dễ dàng đƣợc nhận biết bằng mắt thƣờng do kích thƣớc của chúng khá lớn. Trong hệ sinh thái nông nghiệp nƣớc ta chủ yếu bắt gặp hai loài thầy cúng thuộc hai giống Epicauta và Mylabrini. Trong đó sâu ban miêu mình đen đầu đỏ Epicata gorhami là loài gây hại lớn trên các cây họ đậu (Fabacae) và họ bầu bí (Cucurbitaceae). Ở Việt Nam, những nghiên cứu về sinh thái cá thể của bọ thầy cúng chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của ban miêu mình đen đầu đỏ (Epicauta gorhami Marseul) sẽ giúp bổ sung thêm dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài sâu ban miêu cho nghiên cứu côn trùng nói chung và nghiên cứu sâu hại nói riêng. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là loài ban miêu mình đen đầu đỏ Epicauta gorhami đƣợc thu tại Tƣ Đình – Long Biên và bãi giữa Sông Hồng. Nguồn thức ăn sử dụng trong nuôi sinh học loài sâu này gồm: lá non, hoa của cây họ đậu, họ bầu bí. Dụng cụ sử dụng nuôi sâu ban miêu gồm: tủ kính, lồng lƣới nhôm, hộp nhựa, đĩa petri, đất mầu lấy tại nơi thu mẫu cùng các vật dụng cần thiết khác. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại phòng Sinh thái Côn trùng thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu theo phƣơng pháp thƣờng quy trong nghiên cứu sinh học côn trùng (Viện Bảo vệ thực vật, 1997). Quan sát đặc điểm hình thái ban miêu .