Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài thực vật được đồng bào Mường Xóm Cha, xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình sử dụng nấu nước uống
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc nghiên cứu thành phần loài thực vật được đồng bào Mường sử dụng nấu nước uống tại nơi đây để góp phần cho công tác bảo tồn tài nguyên thực vật là rất quan trọng và có ý nghĩa. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĐƢỢC ĐỒNG BÀO MƢỜNG XÓM CHA, XÃ NGỌC SƠN, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÕA BÌNH SỬ DỤNG NẤU NƢỚC UỐNG BÙI VĂN HƢỚNG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam PHẠM THANH HÀ Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Sử dụng thực vật để nấu nước uống gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Ngay từ khi mới xuất hiện trên trái đất, con người đã biết sử dụng các loài thực vật để duy trì sự sống. Trong quá trình tìm hiểu, sử dụng đó người ta đã phát hiện ra những loài có khả năng phòng và chữa bệnh có thể nấu nước uống hàng ngày. Dần dần các kinh nghiệm này được tích lũy và phổ biến. Đó là quá trình hình thành cơ sở sử dụng thực vật nấu nước uống trong nhân dân. Xóm Cha, xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là một xã miền núi thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, nơi đây có hệ sinh thái rừng núi đá vôi điển hình với đại bộ phận là đồng bào dân tộc Mường sinh sống, nên đã hình thành một nền văn hóa độc đáo trong sử dụng thực vật. Tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ dẫn đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thực vật ở đây gặp nhiều khó khăn, nguồn tài nguyên thực vật sử dụng nấu nước uống nói riêng cũng đang bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc nghiên cứu thành phần loài thực vật được đồng bào Mường sử dụng nấu nước uống tại nơi đây để góp phần cho công tác bảo tồn tài nguyên thực vật là rất quan trọng và có ý nghĩa. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn những người hay đi rừng nhiều, những ông lang, bà mế làm nghề thuốc và 30 hộ gia đình trong địa bàn xóm Cha về kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng thực vật nấu nước uống. 2. Điều tra ngoại nghiệp Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa cùng với người dân theo các tuyến qua các trạng thái rừng khác nhau. Tuyến 1: Từ