Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời trung đại

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận án cung cấp những trải nghiệm có tính lịch sử về phương thức ứng xử đối với quốc văn trung đại, là cơ sở và bài học lịch sử cho mọi ứng xử với quốc văn hiện đại. Vì vậy, đây là đề tài không chỉ có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Ý kiến cho rằng thái độ của các triều đại phong kiến thường coi thường và miệt thi chữ Nôm là một nhận thức thiên kiến. Thực tế lịch sử, chữ Nôm và văn học chữ Nôm có địa vị thấp hơn chữ Hán và văn học Hán bởi những lí do khách quan mang tính lịch sử và thời đại. Bản thân chữ Nôm với cái khó nội tại của nó không dễ để điển chế, hơn nữa môi trường văn hóa trung đại với những chế ước nhất định đã không cho chữ Nôm nhiều cơ hội để điển chế. Thực tế đời sống chính trị và văn hóa, phương thức ứng xử của những người cầm quyền và những trí thức cung đình với chữ Nôm và văn học Nôm khá đa dạng và phong phú bởi nó bị chi phối bởi hàng loạt các nhân tố lịch sử, văn hóa, xã hội thời trung đại. Nhiều đại diện các chính thể đã dùng chữ Nôm để ghi lại những sáng tác văn học. Nhiều triều đại có những chỉ dụ trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ xem như là tiêu chí độc lập quốc gia, xem ngôn ngữ văn học Nôm như là kênh truyền tải những vấn đề đạo lý. Nhiều điều chính hóa của triều đình dùng ngôn ngữ nói (tiếng Nôm) để phổ biến cho dân chúng. Điều đó chứng tỏ, dù yêu quí tiếng mẹ đẻ, nhưng cha ông không vượt qua được những chế ước lịch sử nên vấn đề điển chế chữ Nôm không được thực hiện. Và, những gì thuộc về những giá trị tinh thần quý giá được chữ Nôm lưu giữ vần mãi là tài sản vô giá của người Việt.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN