Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đa dạng các loài lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống – Nghệ An
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này không chỉ đánh giá tính đa dạng của các loài thực vật là LSNG ở KBTTN Pù Huống mà còn thống kê các loài đã và đang bị khai thác để bán sang Trung Quốc, đặc biệt những loài có giá trị, những loài đang bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng,. nhằm góp phần quản lý, khai thác tài nguyên rừng bền vững hơn. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG CÁC LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐƢỢC KHAI THÁC TỪ VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG – NGHỆ AN ĐÀO THỊ MINH CHÂU Trường Đại học Vinh TRẦN MINH HỢI, TRẦN HUY THÁI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bên cạnh các giá trị về kinh tế và giá trị sử dụng, Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) còn có vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Truyền thống từ xưa đến nay, người dân sống trong rừng và gần rừng thường phụ thuộc vào tài nguyên rừng, họ khai thác lâm sản để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khi các Vườn quốc gia (VQG), KBTTN được thành lập thì gỗ và động vật hoãng dã được quản lý chặt chẽ hơn, đất canh tác nương rẫy bị thu hẹp, ruộng đồng không có hoặc có rất ít,. trong khi đó dân số và nhu cầu tiếp tục gia tăng,. những điều này khiến gia tăng áp lực vào việc khai thác LSNG. Đặc biệt là trong hơn 10 năm gần đây, khi thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với các loại LSNG của Việt Nam, các thương lái ráo riết về tận các bản làng để đặt mua. Do LSNG vẫn bị coi là Lâm sản phụ, vẫn là tài nguyên chung (Common Pool Resources) nên chúng ít được quan tâm quản lý và bị khai thác đến cạn kiệt. Vì vậy, nghiên cứu này không chỉ đánh giá tính đa dạng của các loài thực vật là LSNG ở KBTTN Pù Huống mà còn thống kê các loài đã và đang bị khai thác để bán sang Trung Quốc, đặc biệt những loài có giá trị, những loài đang bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng,. nhằm góp phần quản lý, khai thác tài nguyên rừng bền vững hơn. I. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống nằm ở vùng núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An, bao gồm lâm phần của 12 xã thuộc 5 huyện miền núi cao, đó là Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông. Dân cư sống chủ yếu ở vùng đệm và một phần trong vùng lõi của KBT, gồm 8.533 hộ dân, phần lớn là người dân tộc .