Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đa dạng thành phần loài chim ở lâm trường Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết tiến hành nghiên cứu về sự đa dạng khu hệ chim thuộc lâm trường Bảo Lâm nhằm đánh giá cấu trúc thành phần loài cũng như xác định các loài chim có giá trị bảo tồn cao trong khu vực này. Chương trình nghiên cứu được tiến hành trong tháng 4 đến tháng 5 năm 2003. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở LÂM TRƢỜNG BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG NGUYỄN TRẦN VỸ Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Lâm trường Bảo Lâm thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 23.682 ha và độ cao thay đổi từ 800 đến 1.450 m, thuộc khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên và nằm phía Bắc của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Khu vực này được xem là vùng chuyển tiếp từ vùng địa hình núi cao của Cao nguyên Đà Lạt đến vùng đất thấp thuộc Đông Nam Bộ. Tuy nhiên hiện nay các dữ liệu khoa học về đa dạng sinh học nói chung, về khu hệ chim nói riêng ở khu vực chuyển tiếp này vẫn còn thiếu để có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự thay đổi của khu hệ chim theo sự thay đổi của độ cao địa hình như thế nào. Ngoài ra những dữ liệu khoa học này còn nhằm góp phần cho việc xây dựng các chiến lược bảo tồn của khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên và tỉnh Lâm Đồng cũng như bổ sung dữ liệu khoa học về chim của Việt Nam. Từ những nhu cầu này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về sự đa dạng khu hệ chim thuộc lâm trường Bảo Lâm nhằm đánh giá cấu trúc thành phần loài cũng như xác định các loài chim có giá trị bảo tồn cao trong khu vực này. Chương trình nghiên cứu được tiến hành trong tháng 4 đến tháng 5 năm 2003. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dụng cụ nghiên cứu: Ống nhòm (Leica 10x42) dùng để quan sát và định danh các loài chim ở ngoài thực địa và máy ảnh (Canon A1, ống kính Canon FD 100-400 mm) dùng để ghi lại hình ảnh các loài chim đã gặp cũng như sinh cảnh rừng đã khảo sát. Ngoài ra máy ghi âm (Sony MD900) cũng được dùng để ghi âm tiếng hót của các loài chim nhằm hỗ trợ cho phần định danh các loài chim ngoài thực địa được chính xác. Địa điểm nghiên cứu: Đợt khảo sát được tiến hành tại lâm trường Bảo Lâm thuộc thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (11o52’30’’-11o38’02’’N, 107o50’08’’-107o 42’30’’E). Các điểm được khảo sát thuộc xã B’Lá và xã Lộc Lâm có độ cao trung bình thay đổi từ .