Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài chim ở khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này nhằm đưa ra các kết quả nghiên cứu về thành phần loài chim ở khu DLST Gáo Giồng, đồng thời cung cấp các dẫn liệu về độ phong phú và hiện trạng các loài chim quý, hiếm ở đây, góp phần tạo nên cơ sở khoa học vững chắc cho việc phân loại cũng như bảo tồn các loài chim ở vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỖ THỊ NHƢ UYÊN Trường Đại học Đồng Tháp Khu du lịch sinh thái (DLST) Gáo Giồng được thành lập từ tháng 3/2003, nằm trong khu vực thuộc xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phía Đông giáp kênh Gáo Giồng, phía Tây giáp kênh Bảy Thước và Đường Gạo, phía Nam giáp kênh Bà Chủ, phía Bắc giáp kênh An Phong-Mỹ Hòa. Gáo Giồng chia thành 4 khu với trên 70 km kênh phân lô, 20 km đê bao khép kín. Hệ sinh thái nằm trên diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng tràm nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng mang đầy đủ những nét đặc trưng về đa dạng sinh học, cảnh quan, văn hóa và lịch sử của Đồng Tháp Mười [6]. Ngoài giá trị về sinh thái, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng còn có giá trị về mặt khoa học với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Nơi đây đã trở thành nơi cư trú của rất nhiều loài chim nhất là nhóm chim nước đặc trưng cho vùng Đồng Tháp Mười nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Tuy nhiên, đến hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện để đưa ra một danh lục chim nước đầy đủ, cũng như đánh giá tầm quan trọng cho khu hệ chim ở đây. Bài báo này nhằm đưa ra các kết quả nghiên cứu về thành phần loài chim ở khu DLST Gáo Giồng, đồng thời cung cấp các dẫn liệu về độ phong phú và hiện trạng các loài chim quý, hiếm ở đây, góp phần tạo nên cơ sở khoa học vững chắc cho việc phân loại cũng như bảo tồn các loài chim ở vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành theo các đợt tập trung từ năm 2013 - 2014 tại khu DLST Gáo Giồng. Việc khảo sát trên thực địa được tiến hành điều tra theo tuyến bằng cách đi chậm, có những tuyến đi