Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giải bài tập Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số SGK Toán 9 tập 1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu giải bài tập Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số SGK Toán 9 tập 1 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 44,45,46 là tài liệu tham khảo hay và chất lượng dành các em học sinh lớp 9. Hi vọng rằng với tài liệu này việc học tập môn Toán của các em học sinh sẽ trở nên thuận tiện hơn. Mời các em tham khảo. | Dưới đây là phần hướng dẫn giải bài tập được trích ra từ tài liệu Giải bài tập Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số SGK Toán 9 tập 1, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Ôn tập chương 1 SGK Toán 9 tập 1 A. Tóm tắt kiến thức Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số: 1. Định nghĩa hàm số: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào một đâị lượng thay đổi sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số. Hàm số thường được kí hiệu bởi những chữ f, g, h chẳng hạn khi y là một hàm số của biến số x, ta viết y = f(x) hoặc y = g(x), – f(a) là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a. Khi hàm số y được cho bởi công thức y = f(x), muốn tính giá trị f(a) của hàm số tại x = a, ta thay x = a vào biểu thức f(x) rồi thực hiện các phép tính trong biểu thức. – Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì y được gọi là một hàm hằng. 2. Đồ thị của hàm số: Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x). 3. Hàm số đồng biến, hàm số nghich biến: Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc tập số thực R. Với x1, x2 túy ý thuộc R: a) Nếu x1< x2 mà f(x1 ) < f(x2 ) thì hàm số được gọi là hàm đồng biến. b) Nếu x1< x2 mà f(x1 ) > f(x2 ) thì hàm số được gọi là hàm nghịch biến. B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 44, 45 Toán đại số 9 tập 1: Bài 1 Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số (trang 44 SGK Toán Đại số 9 tập 1) a) Cho hàm số y = f(x) = 2/3x. Tính: f(-2); f(-1); f(0); f(1/2); f(1); f(2); f(3). b) Cho hàm số y = g(x) =2/3x + 3. Tính: g(-2); g(-1); g(0); g(1/2); g(1); g(2); g(3). c) Có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đã cho ở trên khi biến x lầy cùng một giá trị ? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: a) Hàm số y = f(x) = 2/3x f(-2) = 2/3(-2) = -4/3; f(-1) = -2/3; f(0) = 0; f(1/2) = 1/3; f(1) = 2/3; f(2) = 4/3; f(3) = 2. b) Hàm số y =