Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đa dạng thành phần loài thân mềm chân bụng (Mollusca: gastropoda) ở cạn của khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo này cung cấp các dẫn liệu về đa dạng thành phần loài TMCB ở cạn của khu BTTN Tà Xùa, góp phần hoàn chỉnh cho nghiên cứu đa dạng TMCB ở cạn tỉnh Sơn La và của Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM CHÂN BỤNG (MOLLUSCA: GASTROPODA) Ở CẠN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA, TỈNH SƠN LA ĐỖ ĐỨC SÁNG, NGUYỄN THỊ HỒNG THỊNH Trường Đại học Tây Bắc ĐỖ VĂN NHƢỢNG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tà Xùa được thành lập năm 2002 với diện tích 17.653 ha, trong đó 15.211 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, còn lại thuộc phân khu phục hồi sinh thái và hành chính dịch vụ. Tà Xùa cách thành phố Sơn La khoảng 100 km về phía tây, thuộc địa bàn 4 xã: Háng Đồng, Tà Xùa (huyện Bắc Yên), Suối Tọ, Mường Thải (huyện Phù Yên). Tà Xùa thuộc phía tây nam của dãy Hoàng Liên Sơn, độ cao trung bình 1.500-2.000 m (đỉnh núi cao nhất là Phu Chiêm Sơn cao 2.765 m), địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, cao hơn ở phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam. Khí hậu của khu vực nghiên cứu thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nóng, nhiệt độ trung bình 22-25oC; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lạnh và khô, nhiệt độ thường dưới 20oC. Lượng mưa trung bình 1.600-1.900 mm/năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7 và 8. Độ ẩm không khí dao động từ 80-90%. Trong khu vực nghiên cứu có 2 hệ suối lớn: Suối Tọ và Suối Tấc, là các nhánh của Sông Đà. Hệ thực vật của Tà Xùa đa dạng, đã ghi nhận được 733 loài thuộc 473 chi và 159 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong số này, đã thống kê được 435 loài có ích, chủ yếu là nhóm cây làm thuốc (chiếm 38,88% tổng số loài) và cây lấy gỗ (chiếm 26,47%). Khu hệ Thân mềm Chân bụng (TMCB) ở cạn Việt Nam được nghiên cứu từ khoảng giữa thế kỷ XIX, các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở phía bắc, như khu vực vùng núi Đông Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang), Tây Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La), một phần vùng đồng bằng (Ninh Bình, Thanh Hóa) và ven biển (Quảng Ninh, Hải Phòng) [9]. Cho đến nay, khu hệ TMCB ở cạn tỉnh Sơn La đã ghi nhận được 64 loài và phân