Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng phương pháp phân tích DNA trong định loại mẫu sừng tê giác tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, thực tế mẫu động vật quý hiếm là tang vật các vụ án hình sự được chuyển đến ngày càng nhiều và rất nhiều mẫu vật không còn nguyên vẹn, không xác định được chính xác nguồn gốc và không nhận dạng được bằng hình thái hoặc không thể xác định chính xác tên loài. Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để định loại loài đang được quan tâm. Trong bài báo này chúng tôi đề cập đến kết quả sử dụng trình tự đoạn gen ty thể cytochrome b để định loại 4 mẫu sừng tê giác đang lưu giữ tại BTTNVN. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DNA TRONG ĐỊNH LOẠI MẪU SỪNG TÊ GIÁC TẠI BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM DƯƠNG VĂN TĂNG, TRẦN THỊ VIỆT THANH Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trên thế giới đã ứng dụng những phương pháp hiện đại trong việc phân loại và giám định mẫu vật, trong đó phương pháp phân tích DNA là hướng nghiên cứu phát triển mạnh trong những năm gần đây. Kỹ thuật phân tích DNA để xác định chính xác tên loài được hiểu là kỹ thuật DNA barcoding và được đánh giá có hiệu quả, chính xác trong việc giám định loài. Vì thế, đến nay cơ sở dữ liệu gen (GenBank, 2009) trên thế giới đã lưu giữ gần 100 triệu trình tự DNA với trên 100 tỷ nucleotide, trong đó có thông tin di truyền của khá nhiều loài qúy hiếm của Việt Nam như tê giác (Rhinoceros sondaicus AY739619, Rhinoceros sumatrensis AY427961 – AY427974), Voọc xám (Trachypithecus phayrei, AY51946), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis, AY576932, AF091635, AY670667 ), Bò xám (Bos sauveli, AF281083),. đây là nguồn dữ liệu có giá trị để các nhà khoa học sử dụng trong nghiên cứu về tiến hóa phân tử, phân loại và bảo tồn nguồn gen. Nguyên lý của phương pháp phân tích DNA dựa trên việc so sánh các trình tự DNA ngắn giữa mẫu chưa biết với ngân hàng Genbank bao gồm trình tự của các loài đã biết, từ đó xác định tên loài cho mẫu nghiên cứu. Về lý thuyết và thực nghiệm, phương pháp phân tích DNA đã được chứng minh trên nhiều đối tượng động vật khác nhau, từ động vật bậc thấp như động vật thân mềm, côn trùng, các loài lưỡng cư, bò sát, chim cho tới các loài động vật bậc cao như thú (http://www.barcodeoflife.org). Sự khác biệt về trình tự DNA của đa số các loài động vật là rất rõ ràng, do đó giải mã trình tự DNA sẽ cung cấp một công cụ giám định loài chính xác, hiệu quả và định loại được tên với các mẫu vật quý hiếm không còn nguyên vẹn của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (BTTNVN), đồng thời hỗ trợ cho phương pháp hình .